Cơ hội nào cho ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông tại Việt Nam?

Kỹ thuật điện tử viễn thông đang đóng góp rất nhiều vào các hoạt động của đời sống hiện nay. Chính vì vậy, đây là một ngành nghề được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích khoa học kỹ thuật quan tâm vì tính năng động và ứng dụng cao của nó. Đặc biệt hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều chỉ ra rất nhiều chi phí để thu hút nhân tài của ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông. Vậy kỹ thuật điện tử viễn thông là gì và cơ hội việc làm của ngành này ra sao. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?

ky thuat dien tu vien thong

Kỹ thuật điện tử viễn thông có tên Tiếng anh là Telecommunication – Electronic Engineering là một ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật về truyền tải, mạng kết nối nhằm thiết kế mô phỏng chế tạo vận hành các hệ thống điện tử và các thiết bị hiện đại như: điện thoại, máy tính, máy thu hình,…. Những hệ thống này sẽ giúp việc liên lạc và trao đổi thông tin giữa người với người, người với máy được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Tại Việt Nam hiện nay, lĩnh vực này đang phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt là ứng dụng của ngành đóng góp vai trò rất lớn trong việc xây dựng các hệ thống liên lạc trên thế giới giúp con người trao đổi, truy xuất các thông tin, và giám sát, điều khiển các thiết bị một cách thuận lợi.

2. Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông cần học những gì?

ky thuat dien tu vien thong

Khi tham gia học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên quan đến truyền thông điện tử, mạng không dây, thiết kế mạch điện tử, công nghệ phân tích và xử lý các tín hiệu, hệ thống phát thanh truyền hình, mạng truyền số liệu,..

Ngoài ra, sinh viên học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông còn được trau dồi các kỹ năng về nghiên cứu lập trình, vận hành, chế tạo, nâng cấp mạng truyền thông và phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông trong cả công nghiệp và đời sống

3. Những tố chất cần có khi học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông

ky thuat dien tu vien thong

3.1 Đam mê

Đầu tiên, bạn cần phải có đam mê với các ngành liên quan đến điện tử viễn thông vì đam mê chính là yếu tố quan trong khi theo đuổi ngành này. Khi đã có đam mê thì bạn sẽ có động lực và không bao giờ ngại khó khăn hoàn thành tốt tất cả mọi công việc. Đam mê là bước đệm để đưa bạn đến gần với thành công.

3.2 Tư duy logic

Đặc trưng của ngành Kỹ thuật Điện tử viễn thông là đòi hỏi người học phải có tư duy logic. Khả năng tư duy logic đóng vai trò rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn nắm bắt và xử lý mọi thông tin một cách mạch lạc, qua đó sẽ dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.

3.3 Kiên trì nhẫn nại

Không chỉ với ngành kỹ thuật Điện tử viễn thông mà tất cả các ngành trong giáo dục nói chung thì tính nhẫn nại kiên trì là yếu tố không thể thiếu ở mỗi sinh viên. Vậy tại sao ngành này lại yêu cầu người học phải có tính kiên trì cao? Vì trong quá trình học tập và làm việc người học cần phải tiếp xúc với rất nhiều các thiết bị máy móc với những công việc lặp đi lặp lại đòi hỏi mọi người cần phải rất tỉ mỉ cẩn thận. Vì vậy, những người theo học ngành này cần tìm ra giải pháp công nghệ mới dù có thất bại nhưng vẫn không dễ dàng bỏ cuộc.

3.4 Ham học hỏi và trau dồi kiến thức

Trong thời đại 4.0 hiện nay, công nghệ luôn thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức học hôm nay có thể đến ngày mai đã trở nên lỗi thời. Chính vì vậy, nếu theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông, người học cần phải liên tục tự trau dồi các kiến thức chuyên môn liên quan, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

4. Lợi ích khi học kỹ thuật điện tử viễn thông

4.1 Có thế dễ dàng tìm được công việc tốt

Viễn thông là một trong những lĩnh vực đang tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây. Đây là một trong những ngành cần nhiều nhân sự ở thời điểm hiện tại.Vì vậy, những người chọn theo học điện tử viễn thông chuyên nghiệp này sẽ có rất nhiều cơ hội để nhận được những lời mời làm việc đầy hứa hẹn.

4.2 Có thể làm việc đa dạng trong các ngành nghề

Kỹ thuật điện tử viễn thông bao gồm rất nhiều các mảng khác nhau: điện thoại, truyền hình, tự động hóa cùng với rất nhiều các lĩnh vực khác. Hơn nữa các kiến thức khi học ngành này cung mang lại cho người học làm việc nghiên cứu tại đa dạng các lĩnh vực khác nhau: nghiên cứu phát triển các phần mềm, tạo các phần cứng,…

4.3 Tăng khả năng phát triển sự nghiệp tại nước ngoài

Nếu những ai có mong muốn phát triển sự nghiệp chuyên nghiệp của mình sang lãnh thổ nước ngoài, thì viễn thông là một trong những ngành nghề có thể mở ra nhiều cơ hội nhất. Vì điện tử viễn thông cũng đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Hơn nữa, các phòng nghiên cứu thí nghiệm tại nước ngoài ở các công ty lớn sẽ giúp người học phát triển được kỹ năng chuyên môn để dễ dàng thăng tiến trong lĩnh vực này.

5. Học Kỹ thuật Điện tử Viễn thông ra trường làm gì?

ky thuat dien tu vien thong

Như bạn có thể thấy, vai trò của Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là không thể thiếu trong đời sống của con người. Vậy sau khi hoàn thành việc học, thì người học sẽ có thể làm những công việc nào?

Với tất cả những kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ người học có thể tiếp tục học lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông cả ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, sinh viên cũng Có thể thực hiện được các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin ở các cấp khác nhau.

  • Chuyên viên tư vấn và vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài truyền hình, đài phát thanh, hoặc tại công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, những công ty sản xuất vi mạch, hệ thống IoT.
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại những công ty viễn thông;
    Kỹ sư thiết kế trong hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực điện tử viễn thông và công nghệ thông tin
  • Kỹ sư vận hành, giám sát tại các doanh nghiệp khai thác hạ tầng truyền thông
  • Kỹ sư phát triển ứng dụng trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, các tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng hệ thống mạng và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.
  • Chuyên gia kỹ thuật trong các doanh nghiệp triển khai hệ thống ICT trong điều hành sản xuất, kinh doanh.
  • Các vị trí về quản lý, điều hành yêu cầu hiểu biết về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan nhà nước.
  • Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, trường đại học.

6. Học Kỹ thuật điện tử viễn thông ở đâu tốt nhất?

Các bạn có thể tham khảo chuyên ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông tại chương trình đào tạo từ xa – Học viện Bưu chính Viễn thông. Chương trình đào tạo này sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về:

  • Kết cấu kiện điện tử, mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số và các quá trình xử lý tín hiệu
  • Kiến thức hiện đại về viễn thông
  • Kiến thức cơ bản về điện tử, tin học, viễn thông, bao gồm cả lý thuyết, thực hành và thực tiễn mạng lưới

Đặc biệt, dựa vào xu hướng phát triển của công nghệ cũng như nhu cầu về nhân sự tại các doanh nghiệp hiện nay, chương trình đào tạo sẽ được chia ra làm 3 chuyên ngành:

  • Hệ thống IoT
  • Thông tin vô tuyến và Di động
  • Mạng và Dịch vụ Internet

Mục tiêu của chương trình đào tạo được xây dựng nhằm:

  • Đáp ứng với sự phát triển công nghệ ICT hiện nay
  • Đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của doanh nghiệp trên cả nước
  • Theo sát nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội
  • Hướng đến tính liên ngành nhằm đáp ứng các vị trí công việc trong xu hướng hiện nay cũng như mở rộng khả năng làm việc của sinh viên điện tử viễn thông tại các lĩnh vực khác nhau.

Vậy còn chần chừ gì hãy truy cập vào ngay

WebsiteHọc viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoặc Hotline/Zalo: 0846 77 00 22 để được tư vấn lộ trình học miễn phí nhé.

Link tham khảo

hotcourses.vn
vhu.edu.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....

Hệ thống IoT là gì? Những đặc trưng của hệ thống IoT mà bạn nên biết

Trong kỷ nguyên số, Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Để bắt kịp xu hướng và nắm bắt...

IoT viết tắt của từ gì, có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

IoT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!