Chuyên ngành mạng máy tính – Kỹ năng cần có và cơ hội việc làm

Chuyên ngành mạng máy tính là định hướng nghề nghiệp khá hot và được nhiều bạn trẻ quan tâm đến. Khi theo học, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng để thiết kế, quản lý và vận hành các hệ thống mạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kết nối và truyền thông trong kỷ nguyên số. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của PTIT để tìm hiểu thêm nhé!

1. Thông tin về chuyên ngành mạng máy tính

chuyen nganh mang may tinh
Đây là ngành học cực hot trong những năm trở lại đây

Mạng máy tính là chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Khi chọn ngành học này, học viên sẽ được học về công nghệ máy tính, mạng Internet, truyền thông dữ liệu, phát triển ứng dụng trực tuyến, điện toán đám mây, IoT, và quản trị an ninh mạng.

Đây là một ngành học toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối và truyền thông ngày càng tăng trong những năm trở lại đây. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu đã trở nên quan trọng và ảnh hưởng rộng khắp trong các lĩnh vực của đời sống hiện đại như kinh tế, truyền thông, giáo dục, giải trí.

>> Xem thêm: Khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin – Những so sánh cơ bản

2. Tiềm năng phát triển của chuyên ngành mạng máy tính

chuyen nganh mang may tinh
Cơ hội phát triển của chuyên ngành mạng máy tính chưa từng hạ nhiệt

Ngành Mạng máy tính đang trải qua sự phát triển mạnh mẽ, không chỉ liên quan đến thiết kế mạng và xây dựng hệ thống, mà còn lĩnh vực an ninh mạng, truyền thông, IoT. Các xu hướng chính thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành này bao gồm:

  • 5G và Wi-Fi 6: Tăng tốc độ truyền tải dữ liệu và cải thiện độ bảo mật.
  • Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học sâu (Deep Learning): Cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của các hệ thống mạng.
  • Internet of Things (IoT): Tạo ra nhiều cơ hội ứng dụng mới.
  • Điện toán đám mây: Tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu suất của hệ thống mạng.

Ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu đang được chú ý ngày càng nhiều do xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ. Theo dự báo từ năm 2022 – 2024, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 150.000 – 195.000 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm.

Con số này có thể tăng lên tới 800.000 nhân lực trong lĩnh vực này trong năm 2024. Điều này chứng tỏ nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao của nhiều doanh nghiệp. Và đây cũng là cơ hội tốt cho các tân kỹ sư mở rộng cơ hội việc làm của mình ngay sau khi ra trường.

>> Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

3. Các công việc của kỹ sư mạng máy tính

chuyen nganh mang may tinh
Có nhiều vị trí làm việc khác nhau cho kỹ sư mạng máy tính

Chuyên ngành mạng máy tính đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của các hệ thống mạng máy tính trong các cơ quan, tổ chức. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư mạng máy tính sẽ làm việc tại các cơ quan, đơn vị chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin, các cơ quan và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến mạng máy tính.

Sau khi tốt nghiệp, người học chuyên ngành này sẽ có năng lực đáp ứng các yêu cầu công việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm:

  • Lắp đặt và cấu hình hệ thống mạng
  • Triển khai các dịch vụ mạng và quản trị người sử dụng
  • Quản trị hệ thống phần mềm
  • Bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng
  • Quản trị mạng máy tính
  • Giám sát hệ thống mạng

3. Chương trình học của chuyên ngành mạng máy tính

Ngành Mạng máy tính trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về các công nghệ mạng hiện đại. Các môn học tiêu biểu của ngành bao gồm:

  • Trí tuệ nhân tạo
  • Quản trị hệ thống thông tin
  • Bảo mật thông tin
  • Phát triển ứng dụng di động
  • Phát triển phần mềm trên nền tảng tiến hóa
  • Lập trình web và ứng dụng.

>> Xem thêm: Xu hướng ngành công nghệ thông tin trong năm 2024 sẽ ra sao?

4. Kỹ sư mạng máy tính lương bao nhiêu?

chuyen nganh mang may tinh
Mức lương của kỹ sư lĩnh vực này khá cao so với mặt bằng chung

Một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về chuyên ngành mạng máy tính chính là mức lương. Đối với lĩnh vực này, tùy vào từng vị trí mà các kỹ sư sẽ nhận được mức lương khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Kỹ sư mạng máy tính có mức lương trung bình từ 8 – 15 triệu/tháng.
  • Kỹ sư an ninh mạng có thể kiếm được từ 13 – 18 triệu/tháng với 1 – 3 năm kinh nghiệm. Mức lương cao nhất cho các vị trí này có thể lên tới 20 – 30 triệu/tháng, thường với trên 5 năm kinh nghiệm.
  • Nhân viên quản trị mạng có thể kiếm được từ 6 – 10 triệu/tháng với 0 – 3 năm kinh nghiệm, lên tới khoảng 15 triệu/tháng.
  • Chuyên viên quản trị mạng, hệ thống có mức lương trung bình từ 8 – 13 triệu/tháng, có thể cao hơn khoảng 20 – 25 triệu/tháng.
  • Nhân viên IT và nhân viên IT phần cứng mạng có mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu/tháng, có thể cao hơn khoảng 15 – 20 triệu/tháng và tối đa là 30 triệu/tháng.
  • Kỹ sư hệ thống có mức lương trung bình từ 9 – 16 triệu/tháng, cao nhất khoảng 25 – 30 triệu/tháng.
  • Lập trình viên có mức lương trong khoảng 8 – 15 triệu/tháng, có thể tăng lên 40 triệu/tháng khi có nhiều kinh nghiệm và năng lực.

>> Xem thêm: Sự phát triển của công nghệ thông tin đang diễn ra như nào?

5. Học chuyên ngành mạng máy tính ở đâu?

chuyen nganh mang may tinh
Chương trình giảng dạy chuyên ngành mạng máy tính linh hoạt

Hiện nay, không khó để các bạn học viên lựa chọn và tìm được địa chỉ học chuyên ngành mạng máy tính. Trong đó, chương trình đào tạo đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.

Nếu bạn muốn theo học chuyên ngành mạng máy tính thì hãy tham khảo ngành công nghệ thông tin của PTIT E-Learning. Chương trình này sẽ đáp ứng nhu cầu học tập từ xa của các học viên. Hiện tại, học viện đã triển khai nhiều chương trình đào tạo từ xa, với các ưu điểm như:

  • Linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập: Học viên có thể học bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu có kết nối internet.
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: Các khóa học được thiết kế bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, với nội dung cập nhật và phù hợp với chuẩn đầu ra theo quy định.
  • Hỗ trợ học viên toàn diện: Học viện cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn học tập, quản lý đào tạo, thư viện số… để học viên dễ dàng tiếp cận và đạt kết quả tốt.

6. Lời kết

Tất tần tật thông tin xoay quanh chuyên ngành mạng máy tính đã được PTIT E–Learning đề cập cụ thể qua bài viết trên. Với triển vọng nghề nghiệp tốt, mức lương hấp dẫn, chắc chắn ngành học sẽ giúp các học viên phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai. Nếu bạn quan tâm đến ngành học này của PTIT E-Learning thì hãy truy cập vào trang web để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Nguồn: swinburne, daihoctuxa.ptit, ptit.daotaotuxa.net

>> Bài viết liên quan:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....

Hệ thống IoT là gì? Những đặc trưng của hệ thống IoT mà bạn nên biết

Trong kỷ nguyên số, Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Để bắt kịp xu hướng và nắm bắt...

IoT viết tắt của từ gì, có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

IoT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!