Ngành hệ thống nhúng và IoT ra trường làm gì?

Hệ thống nhúng thông minh và IoT đang là ngành học có nhu cầu về nhân lực lớn và mức thu nhập cao. Vậy ngành hệ thống nhúng và IoT ra trường làm gì? Địa chỉ các trường đại học đào tạo uy tín chất lượng của ngành là ở đâu? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hệ thống nhúng thông minh và IoT là gì?

nganh he thong nhung va iot ra truong lam gi

Hệ thống nhúng là hệ thống được tích hợp cả phần mềm và phần cứng nhằm phục vụ cho lĩnh vực tự động hóa điều khiển, công nghiệp, truyền thông và quan trắc. Hầu hết các thiết bị cảm biến và thiết bị máy móc có microchip để điều khiển của hệ thống nhúng. Đây cũng chính là nền tảng cốt lõi của đa số các thiết bị điều khiển robot, chăm sóc sức khỏe và các thiết bị tự động hóa khác.

IoT là là tập hợp các cảm biến, công cụ và thiết bị được kết nối thông qua internet với các ứng dụng công nghiệp được áp dụng trong một số ngành như: sản xuất, hậu cần, dầu khí, giao thông vận tải, năng lượng, khai thác mỏ và kim loại, hàng không và ở các lĩnh vực công nghiệp khác.

Vậy hệ thống nhúng thông minh và IoT được hiểu đơn giản là ngành tạo ra các thiết bị, cỗ máy thông minh, kết nối Internet phục vụ cho các lĩnh vực khác nhau. Là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet và bạn có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình chỉ bằng một thiết bị thông minh như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay được thực hiện qua Wi-Fi, 4G, 5G, Bluetooth, ZigBee,…

Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

2. Ngành hệ thống nhúng và IoT ra trường làm gì?

nganh he thong nhung va iot ra truong lam gi

Hệ thống nhúng thông minh và IoT không còn là công việc của tương lai mà chính là công việc của hiện tại. Với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão, thị trường nhân lực của ngành sẽ còn bùng nổ hơn trong những năm tới. Dưới đây là một số vị trí công việc bạn có thể đảm nhận khi ra trường:

Lập trình viên IoT: Khác với việc cung cấp Internet truyền thống, lập trình IoT sẽ mang đến cho người dùng các công nghệ sát nhất với thực tế. Lập trình IoT đóng vai trò như môi trường trung gian giúp hỗ trợ cho việc kết nối giữa phần cứng cùng các ứng dụng, nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong mạng được tích hợp liền mạch với nhau.

Chuyên viên tư vấn và thiết kế hệ thống IoT: Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang áp dụng rất thành công hệ thống IoT vào bộ máy vận hành, sản xuất nhằm thu lại lợi nhuận tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Trong cách mạng công nghệ 4.0, những startup khởi nghiệp càng khiến IoT được chú ý nhiều hơn nữa.

Kỹ sư phần mềm: là những người tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống trên máy tính. Các kỹ sư thường có tầm nhìn tổng quát và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành cũng như các kĩ thuật ứng dụng toán học, khoa học, thiết kế. Nhiệm vụ chính của họ là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, khách hàng và so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế ra những phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Chuyên viên phân tích: là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Các chuyên viên phân tích sẽ chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp số liệu, đưa ra những báo cáo và dự đoán chuẩn xác nhất, giúp doanh nghiệp định hướng và lên kế hoạch hoạt động trong tương lai.

Lập trình viên Java: là những nhà phát triển website, phần mềm, ứng dụng máy tính bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình Java. Các lập trình viên Java sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như:

  • Xác định mục tiêu và chức năng của ứng dụng
  • Thiết kế, triển khai các ứng dụng dựa trên ngôn ngữ lập trình Java
  • Chuẩn bị các tài liệu chi tiết liên quan đến thiết kế ứng dụng
  • Phát triển ứng dụng đa phương tiện
  • Nghiên cứu và phát triển các tài liệu hỗ trợ cho người dùng
  • Phân tích các yêu cầu của người dùng
  • Căn chỉnh thiết kế ứng dụng sao cho phù hợp với các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh
  • Phát triển phần mềm
  • Thử nghiệm phần mềm
  • Tìm kiếm lỗi, phát hiện lỗi, giải quyết lỗi và các vấn đề phát sinh liên quan đến kỹ thuật

Xem thêm: Các ngành nghề phát triển trong tương lai

3. Danh sách các trường đào tạo chất lượng ngành công nghệ thông tin

ky thuat phan mem la gi

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học FPT
  • Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM

Trên đây là một số trường đào tạo chất lượng ngành công nghệ thông tin: hệ thống nhúng thông minh và IoT  mà bạn có thể tham khảo. Tiêu biểu trong danh sách trên có Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong địa chỉ đào tạo uy tín, chất lượng mà bạn có thể thử tìm hiểu. Học viện là một trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Hiện nay tại học viện có đào tạo cả hệ chính quy và đào tạo từ xa để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các học viên của học viện. Để tìm hiểu kĩ hơn về Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bạn có thể truy cập vào Wesbite: bcvt.edu.vn để được nhận tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm: Tổng quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông 

4. Kết luận

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “ Ngành hệ thống nhúng và IoT ra trường làm gì?”. Mong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết hơn về ngành học này để yên tâm theo đuổi ước mơ của mình với ngành học này nhé!

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì? Mức lương và cơ hội

Trong thời đại công nghiệp 4.0, nhu cầu về các kỹ sư cơ điện tử ngày càng tăng cao. Do đó, ngành Công nghệ...

Ngành vi mạch bán dẫn học trường nào, thi khối gì?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một cách dữ dội đã kéo theo nhu cầu về các sản phẩm công nghệ...

Mức lương ngành kỹ thuật điện điện tử có cao không?

Ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử từ lâu đã được xem là một trong những ngành "hot" trên thị trường lao động. Với...

Giải đáp: “Học ngành kỹ thuật cơ điện tử ra làm gì?”

Bạn đang băn khoăn không biết sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ điện tử ra làm gì? Đây là ngành học không...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!