Nhập môn kỹ thuật phần mềm

Nhằm giúp bạn hiểu kỹ thuật phần mềm, nhập môn kỹ thuật phần mềm sẽ giúp các bạn trẻ đang muốn khởi đầu bằng ngành học này có được cái nhìn chính xác hơn về các yếu tố cần đạt trong môn học. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc, cung cấp những thông tin khách quan nhất về chuyên ngành này.

1. Kỹ thuật phần mềm là gì?

nhap mon ky thuat phan mem

Hiểu 1 cách đơn giản, kỹ thuật phần mềm là ngành chuyên nghiên cứu và sáng tạo ra các chương trình máy tính, phần mềm di động để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Kỹ thuật phần mềm chuyên về lập trình thuần túy, và các chuyên viên làm việc trong ngành này phải hiểu biết rõ về các ngôn ngữ lập trình cũng như cách vận hành phần mềm.

Nhiều người thường nhầm lẫn kỹ thuật phần mềm và khoa học máy tính là một. Tuy nhiên, 2 ngành này thật sự không giống nhau nên các bạn cần hiểu để tránh nhầm lẫn khi chọn ngành. Khoa học máy tính nghiên cứu chuyên sâu về cách thức hoạt động của máy tính và các loại máy móc hiện đại. Còn kỹ thuật phần mềm học chuyên sâu về cách tạo ra và vận hành phần mềm.

Xem thêm: Ngành kỹ thuật phần mềm học những gì?

2. Mục tiêu môn học kỹ thuật phần mềm

nhap mon ky thuat phan mem

Sau khi học xong môn này, học viên sẽ đạt được các chuẩn kiến thức, kỹ năng đầu ra như sau:

  • Trình bày lại được tầm quan trọng của kỹ thuật phần mềm, tổng quan về 5 mô hình quy trình phần mềm.
  • Phân biệt được các giai đoạn phát triển cơ bản trong một số quy trình phần mềm phổ biến.
  • Mô tả được mối quan hệ giữa hệ thống quản lý phiên bản VCS và GIT, cũng như cách cài đặt và các luồng công việc của GIT.
  • Thực hiện đầy đủ các thao tác cơ bản với giao diện đồ họa và Lab của GIT.
  • Trình bày được định nghĩa về yêu cầu phần mềm, các kỹ thuật thu thập yêu cầu và đặc tả yêu cầu.
  • Tự viết lại được đặc tả yêu cầu phần mềm ở mức cơ bản theo template và hướng dẫn được cung cấp.
  • So sánh được cách lập sơ đồ lớp UML với các loại biểu đồ UML thông dụng khác.
  • Sử dụng được công cụ vẽ các biểu đồ UML thông dụng.
  • Mô tả lại được định nghĩa, các giai đoạn của kiến trúc phần mềm, yếu tố thành phần và các kiểu kiến trúc phổ biến (P2P, Client – server).
  • Mô tả được cách phân tích yêu cầu để tạo ra thiết kế ở mức biểu đồ lớp.
  • Tự viết được thiết kế phần mềm ở mức cơ bản theo template và hướng dẫn được cung cấp.
  • Phân loại được một số mẫu thiết kế thường dùng (Factory Method, Strategy).
  • Trình bày lại được vai trò của kiểm thử, các phương pháp, kỹ thuật cơ bản trong kiểm thử phần mềm.
  • Vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật kiểm thử hộp đen để phát hiện một số lỗi giao diện ở góc độ kiểm thử.

Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?

3. Vai trò của kỹ thuật phần mềm

nhap mon ky thuat phan mem

Dưới đây là những lý do quan trọng đằng sau sự phổ biến của kỹ thuật phần mềm:

  • Khoa học máy tính: Cung cấp nền tảng khoa học cho phần mềm vì kỹ thuật điện chủ yếu phụ thuộc vào vật lý.
  • Khoa học quản lý: Kỹ thuật phần mềm là công việc tốn nhiều công sức đòi hỏi cả kiểm soát kỹ thuật và quản lý. Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong khoa học quản lý.
  • Kinh tế học: Trong lĩnh vực này, kỹ thuật phần mềm giúp bạn trong việc ước tính tài nguyên và kiểm soát chi phí. Hệ thống điện toán phải được phát triển và dữ liệu nên được duy trì thường xuyên trong một ngân sách nhất định.
  • Kỹ thuật hệ thống: Hầu hết phần mềm là một thành phần của một hệ thống lớn hơn nhiều.

Ví dụ: phần mềm trong hệ thống giám sát ngành hoặc phần mềm bay trên máy bay. Các phương pháp kỹ thuật phần mềm nên được áp dụng cho nghiên cứu về loại hệ thống này.

4. Lựa chọn học kỹ thuật phần mềm tại đâu?

Để theo đuổi ước mơ trở thành kỹ sư kỹ thuật phần mềm, bạn có thể theo học công nghệ thông tin tại các trường Đại học. Chọn môi trường để đào tạo thì cần đủ điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết. Đấy được xem là một trong những yếu tố tiên quyết giúp bạn trẻ nên cân nhắc.

Chương trình đào tạo từ xa ngành công nghệ thông tin – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã làm được điều này. Với môi trường PTIT, các sinh viên được chuẩn bị chu đáo cho hành trang kiến thức ngành Công nghệ thông tin thông qua phối hợp lý thuyết và tài liệu minh hoạ.

Lý thuyết được những cố vấn chuyên môn có thâm niên trong nghề truyền đạt. Đấy là sự chuẩn bị chu đáo mà PTIT đem lại dành cho các kỹ sư Công nghệ thông tin và cũng như những người muốn đảm nhận vai trò kỹ thuật phần mềm trong tương lai.

Mong rằng qua bài viết nhập môn kỹ thuật phần mềm trên đã giúp học viên có được những thông tin cần thiết ban đầu. Hy vọng rằng sau khi học xong kỹ thuật phần mềm bạn có thể áp dụng những kiến thức đã học vào việc thiết kế những phần mềm hữu ích hỗ trợ cho cuộc sống. Hãy chia sẻ bài viết ngay nếu thấy bổ ích, bất kỳ thắc mắc nào của bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp để được giải đáp.

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Tiết lộ chương trình đào tạo từ xa PTIT có điểm gì nổi bật?

Chương trình đào tạo từ xa PTIT có những đặc điểm như thế nào? Vì sao nên lựa đào tạo từ xa PTIT. Điểm qua các ưu điểm khi lựa chọn chương trình đào tạo từ xa.

3 lý do học lập trình online trở thành xu hướng đi đầu tại Việt Nam

Học lập trình online đang trở thành xu hướng đi đầu, thích hợp cho cả học sinh, sinh viên, người đi làm. Vậy lý do gì khiến ngành học này được được đánh giá cao đến vậy?

Có nên học đại học từ xa Bưu chính viễn thông?

Đại học từ xa Bưu chính viễn thông đang là xu hướng triển vọng trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt trội ngày nay. Vậy có nên chọn lựa hình thức đào tạo này?

Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa – Cần lưu ý gì khi chọn hình thức này ?

Bạn muốn học đại học hệ từ xa? Cùng E-PTIT tìm hiểu chương trình học của Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa nhé!
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!