Quản trị kinh doanh làm nghề gì? Ứng tuyển những vị trí nào?

Quản trị kinh doanh là ngành học hấp dẫn, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Từ quản lý, phát triển thị trường đến xây dựng chiến lược kinh doanh, người học ngành này có thể đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vậy cụ thể, quản trị kinh doanh làm nghề gì? Hãy cùng PTIT tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây!

1. Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì?

    Học Quản trị Kinh doanh làm nghề gì?

    Bạn đang băn khoăn không biết ngành Quản trị kinh doanh làm nghề gì? Đừng nghĩ ngợi nhiều, bởi ngành học này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, từ chuyên viên nghiên cứu thị trường đến các vị trí quản lý cấp cao giúp bạn dễ dàng theo đuổi đam mê và sở trường.

    Tại phòng Kinh doanh:

    • Nhân viên kinh doanh
    • Trợ lý kinh doanh
    • Trưởng phòng kinh doanh
    • Giám sát kinh doanh
    • Quản lý kinh doanh khu vực
    • Giám đốc kinh doanh
    • Giám đốc nhãn hàng

    Tại phòng Marketing:

    • Nhân viên xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing
    • Nhân viên quản trị các kênh truyền thông (Mạng xã hội, Website, Thương mại điện tử,…)
    • Chuyên gia tư vấn phát triển và quản trị thương hiệu
    • Chuyên gia chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
    • Nhân viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
    • Giám đốc Marketing

    Tại phòng Sale (Bán hàng):

    • Nhân viên bán hàng
    • Nhân viên bán hàng trực tiếp
    • Nhân viên trưng bày sản phẩm
    • Trưởng phòng trưng bày

    Tại phòng Quản lý Nhân sự:

    • Nhân viên đào tạo và quản lý nhân lực
    • Chuyên viên tuyển dụng
    • Trưởng hoặc Phó phòng Nhân sự
    • Giám đốc Nhân sự

    Xem thêm: Giải đáp câu hỏi về “Ngành quản trị kinh doanh xét khối nào?”

    2. Làm sao để theo đuổi ngành nghề Quản trị kinh doanh?

      Định hướng học tập khi theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh

      Để định hình con đường sự nghiệp trong lĩnh vực Quản trị Kinh doanh, bạn cần định hướng học tập ngay khi còn học trên ghế cấp ba và trau dồi kỹ năng chuyên môn trong quá trình học đại học.

      2.1. Tổ hợp môn thi ngành Quản trị kinh doanh

      Nếu bạn quyết định theo học ngành Quản trị kinh doanh, không chỉ việc chọn trường và ngành học phù hợp, việc lựa chọn khối thi cũng đóng vai trò quan trọng. Để theo học ngành này dưới hình thức đại học chính quy, học sinh sẽ dự thi vào các khối sau:

      • A00: Toán, Lý, Hóa
      • A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
      • D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
      • D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh

      2.2. Kỹ năng chuyên môn cần trau dồi

      Để theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh và phát triển sự nghiệp một cách hiệu quả, bạn cần rèn luyện cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà bạn cần quan tâm:

      • Kỹ năng làm việc nhóm
      • Kỹ năng đàm phán, thương lượng
      • Khả năng quản lý cảm xúc
      • Kỹ năng quản lý thời gian
      • Kỹ năng Marketing và bán hàng
      • Tư duy phản biện
      • Tư duy tổ chức và lãnh đạo
      • Khả năng thấu hiểu con người và nhu cầu
      • Phân tích số liệu và thị trường
      • Thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
      • Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu

      Xem thêm: Quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm tại các trường?

      3. Học Quản trị Kinh doanh ở đâu?

        PTIT – Trường đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh uy tín, chất lượng

        Sau khi biết ngành Quản trị kinh doanh làm nghề gì, nếu bạn muốn chọn trường uy tín chất lượng dạy ngành học này thì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là đơn vị uy tín trong đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh, luôn đổi mới phương pháp giảng dạy và cập nhật chương trình theo nhu cầu thực tế.

        Nổi bật tại PTIT là chương trình đại học từ xa ngành Quản trị Kinh doanh, mang lại sự linh hoạt tối đa cho người học:

        • Học online 100%, linh hoạt về thời gian và không gian khi người học có thể học bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối internet. Dễ dàng cân bằng giữa học tập, công việc và cuộc sống cá nhân.
        • Thời gian đào tạo từ 2 – 4,5 năm tùy theo văn bằng xét tuyển đầu vào, thời gian học của bạn sẽ được miễn giảm tương ứng.
        • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh tại trường, bạn sẽ nhận được bằng Cử nhân có giá trị tương đương với bằng chính quy, được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

        Qua bài viết trên, PTIT hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Quản trị kinh doanh làm nghề gì?” và mở ra cái nhìn rõ ràng về những cơ hội nghề nghiệp phong phú mà ngành này mang lại.

        Nếu bạn quan tâm đến chương trình học tại PTIT thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay qua số hotline: 0846 77 00 22 hoặc đăng ký ngay dưới đây để được tư vấn chi tiết!

        >>>Nguồn tham khảo: glints.com, dainam.edu.vn,

        >>>Bài viết liên quan:

        Bài viết mới nhất

        Bài viết liên quan

        Tất tần tật thông tin liên quan đến thiết bị IoT là gì?

        IoT là xu hướng công nghệ bùng nổ trong những năm trở lại đây, được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều sự cải tiến...

        Ngành iot là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

        Ngành IoT đang phát triển mạnh mẽ, kết nối các thiết bị thông minh để thu thập và trao đổi dữ liệu trong nhiều...

        IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

        Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

        IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

        Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....
        ĐĂNG KÝ NGAY

        Nhận thông báo khi có tin tức mới!