Học ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì khi ra trường?

Quản trị Kinh doanh là một ngành học hấp dẫn, được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhờ tính ứng dụng cao và cơ hội việc làm phong phú. Tuy nhiên, không ít sinh viên vẫn băn khoăn: Ngành Quản trị Kinh doanh làm nghề gì? Trong bài viết này PTIT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết và rõ ràng.

1. Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì?

Ngành quản trị kinh doanh mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, bao gồm:

1.1. Nhân viên Marketing

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì – Nhân viên Marketing

Nhân viên Marketing chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động marketing cho doanh nghiệp, có thể làm việc trong các lĩnh vực như Marketing truyền thống, Digital Marketing, Brand Marketing, v.v.

Công việc chính bao gồm:

  • Quản lý các kênh marketing (website, mạng xã hội, quảng cáo, v.v.)
  • Tạo nội dung marketing hấp dẫn khách hàng
  • Đánh giá, phân tích và trình bày báo cáo chi tiết về hiệu quả của chiến dịch
  • Trao đổi thông tin thường xuyên với các bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng, phát triển sản phẩm.
  • Mức lương tham khảo: Khoảng 15 – 30 triệu đồng / 1 tháng

1.2. Nhà tư vấn về thị trường

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì – Nghiên cứu thị trường

Nhân viên nghiên cứu thị trường chịu trách nhiệm thu thập và phân tích dữ liệu về thị trường, khách hàng và đối thủ để hỗ trợ quyết định kinh doanh.

Công việc chính bao gồm:

  • Xác định nhu cầu nghiên cứu thị trường cùng các bộ phận khác
  • Sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, phân tích dữ liệu để thu thập thông tin
  • Phân tích mô hình và xu hướng dữ liệu
  • Viết báo cáo rõ ràng và trình bày kết quả nghiên cứu cho ban lãnh đạo
  • Mức lương tham khảo: Khoảng 15 – 25 triệu đồng / 1 tháng

1.3. Nhân viên chăm sóc khách hàng

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì – Nhân viên chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ và giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.

Công việc chính bao gồm:

  • Tiếp nhận và giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ
  • Hỗ trợ khách hàng sử dụng sản phẩm, giải quyết vấn đề
  • Duy trì liên lạc sau khi khách hàng mua hàng
  • Không ngừng cải thiện chất lượng dựa trên phản hồi của khách hàng.
  • Mức lương tham khảo: Khoảng 8 – 15 triệu đồng / 1 tháng

1.4. Chuyên viên quản lý nhân sự

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì – Chăm sóc khách hàng

Chuyên viên quản lý nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá, lương thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Công việc chính bao gồm:

  • Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, lương thưởng
  • Đảm bảo tuân thủ luật lao động và quy định tổ chức
  • Tuyển chọn ứng viên, phát triển chương trình đào tạo
  • Đánh giá kết quả công việc và đưa ra nhận định
  • Quản lý hệ thống lương, thưởng, phúc lợi và giải đáp thắc mắc nhân viên
  • Báo cáo và đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động nhân sự
  • Mức lương tham khảo: Khoảng 12 – 20 triệu đồng/1 tháng

1.5. Nhân viên kinh doanh (Sales)

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì – Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và duy trì khách hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và thuyết phục khách hàng mua hàng.

Nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Nghiên cứu và phân khúc thị trường để tìm kiếm khách hàng mục tiêu
  • Mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng
  • Xử lý khiếu nại của khách hàng
  • Giữ chân khách hàng
  • Báo cáo doanh thu và lợi nhuận
  • Mức lương tham khảo: Khoảng 9 – 14 triệu đồng / 1 tháng

1.6. Giám đốc điều hành (CEO)

Ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì – Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh và điều hành công ty, đồng thời đại diện pháp lý cho công ty.

Công việc chính bao gồm:

  • Xác định mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, phát triển chiến lược kinh doanh
  • Đảm bảo chiến lược phù hợp với môi trường và cạnh tranh
  • Ra quyết định quan trọng về sự phát triển công ty
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo nhân viên
  • Quản lý tài chính và tìm kiếm nhà đầu tư
  • Đại diện công ty trong các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.

Mức lương tham khảo:

  • Mức lương CEO tại các công ty tại Việt Nam dao động từ 50 – 200 triệu đồng / 1 tháng, tuỳ thuộc vào quy mô của mỗi công ty.
  • Đối với CEO của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc các tập đoàn lớn mức lương có thể lên đến 500 – 1 tỷ đồng / 1 tháng.

Những ngành nghề liên quan đến quản trị kinh doanh thường có mức lương hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng, vì vậy đây là lựa chọn nghề nghiệp được nhiều học sinh, sinh viên theo đuổi.

2. Ngành quản trị kinh doanh phù hợp với đối tượng nào?

Ngành Quản trị kinh doanh phù hợp với đối tượng nào

Ngành Quản trị kinh doanh làm nghề gì? Phù hợp với đối tượng nào? Đây là những câu hỏi mà ai cũng thắc mắc khi theo ngành học này. Mặc dù ai cũng có thể kinh doanh, nhưng để trở thành nhà quản trị giỏi, không phải ai cũng làm được. Công việc này đòi hỏi một số tố chất sau:

  • Đam mê kinh doanh và luôn cập nhật tình hình kinh tế, xã hội.
  • Tư duy logic, khả năng nắm bắt vấn đề nhanh chóng và nhạy bén trong công việc.
  • Khả năng giao tiếp hiệu quả
  • Tự tin, mạnh mẽ, năng động và quyết đoán.
  • Hoàn thành công việc đúng hạn và chất lượng cao dưới áp lực

Xem thêm: Có nên học văn bằng 2 quản trị kinh doanh không? Ai nên học thêm văn bằng thứ 2?

3. Học quản trị kinh doanh tại PTIT

PTIT – Trường đào tạo Quản trị kinh doanh uy tín, chất lượng

Sau khi tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh làm nghề gì, việc lựa chọn nơi học uy tín và chất lượng là mối quan tâm của nhiều người. Nếu bạn đang băn khoăn về điều này, ngành Quản trị kinh doanh hệ đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một gợi ý đáng tham khảo, nhờ những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Đội ngũ giảng viên tại PTIT đều là những thạc sĩ và tiến sĩ có chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng giảng dạy trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh.
  • Hình thức học trực tuyến mang đến sự linh hoạt tối đa, cho phép sinh viên học mọi lúc, mọi nơi thông qua tài khoản E-learning.
  • Thời gian hoàn thành chương trình dao động từ 2 đến 4,5 năm, tùy thuộc vào trình độ đầu vào, khả năng tiếp thu và số tín chỉ đăng ký mỗi kỳ học.
  • Bằng đại học do PTIT cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy, giúp sinh viên tự tin gia nhập thị trường lao động.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Ngành Quản trị Kinh doanh làm nghề gì? Đây là ngành học không chỉ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà còn trang bị cho bạn những kỹ năng cần thiết để tự tin chinh phục môi trường làm việc hiện đại.

Nếu bạn vẫn còn câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ ngay với PTIT qua số hotline 0846 77 00 22 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

Nguồn tham khảo: topcv.vn, glints.com

Bài viết liên quan:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Ngành quản trị kinh doanh học trường nào? Top 5 trường đào tạo uy tín

Quản trị Kinh doanh là một ngành học năng động, đầy thách thức và cạnh tranh. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn...

Điểm danh các trường có ngành quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành học không còn quá mới mẻ. Ngành học này xuất hiện ở hầu hết trong chương trình đào...

Quản trị tài chính là gì? Tầm quan trọng với doanh nghiệp

Quản trị tài chính là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người, đặc biệt là những người mới bắt đầu kinh doanh, thường...

Giải đáp thắc mắc: Ngành quản trị văn phòng có dễ xin việc không?

Bạn đang phân vân liệu ngành Quản trị văn phòng có thực sự là lựa chọn phù hợp cho tương lai? Liệu cơ hội...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!