Ngành điện tử viễn thông đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong kỷ nguyên số. Với sự bùng nổ của công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật, ngành không chỉ phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của con người mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và tự động hóa mọi lĩnh vực trong đời sống. Hãy cùng PTIT khám phá tương lai ngành điện tử viễn thông và những xu hướng nổi bật sẽ định hình ngành trong những năm tới ở bài viết dưới đây nhé.
1. Xu hướng phát triển trong tương lai ngành Điện Tử Viễn Thông
Xã hội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, nhằm tiếp nối những thành tựu đã đạt được và hướng tới một tương lai ngành điện tử viễn thông phát triển hơn nữa với nhiều điểm nổi bật Công Nghệ Mới
Trong những năm tới, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ mới như 5G, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), và Blockchain.
- 5G: Công nghệ 5G sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho tất cả mọi người, cho phép kết nối, tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh gấp nhiều lần so với 4G. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tạo điều kiện cho các ứng dụng mới, như xe tự lái và các dịch vụ y tế từ xa….
- IoT: Internet vạn vật sẽ kết nối hàng tỷ thiết bị trong cuộc sống hàng ngày của bạn, từ đồ gia dụng thông minh đến các hệ thống quản lý thành phố. Trong tương lai ngành điện tử viễn thông sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai và duy trì hạ tầng cho IoT.
- AI: Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình vận hành và phân tích dữ liệu lớn, cải thiện dịch vụ khách hàng và phát hiện sớm các sự cố kỹ thuật trong hệ thống viễn thông cũng như các doanh nghiệp khi vận hành.
- Blockchain: Công nghệ blockchain hứa hẹn mang lại sự minh bạch và an toàn trong các giao dịch dữ liệu, từ đó giúp hỗ trợ bảo mật thông tin cho người dùng và doanh nghiệp.
Xem thêm: Mức lương kỹ thuật điện tử viễn thông của Việt Nam là bao nhiêu?
2. Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai ngành Điện Tử Viễn Thông
Theo các báo cáo phân tích, trong tương lại ngành điện tử viễn thông sẽ có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân. Các sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành này sẽ có cơ hội được làm việc tại nhiều doanh nghiệp nổi tiếng, bao gồm các công ty trong nước như FPT, Viettel, VNPT, MobiFone, VinSmart, và các tập đoàn nước ngoài như Samsung, LG, Nokia, Apple, Intel…
Theo thống kê tương lai ngành điện tử viễn thông từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, từ năm 2020 đến 2025, nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành điện tử viễn thông ước tính khoảng 16.000 người/năm, và con số này đang có xu hướng gia tăng.
Đại diện từ Tổng công ty công nghệ cao Viettel cho biết hơn 50% nhân lực kỹ sư của họ đến từ ngành điện tử viễn thông, với khoảng 100 kỹ sư mới được tuyển dụng hàng năm.
Đây là một con số rất lớn, chứng tỏ tiềm năng, cơ hội việc làm cùng mức thu nhập hấp dẫn cho những bạn đang theo học trong lĩnh vực này. Tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng: Chuyên quản trị và vận hành các hệ thống mạng viễn thông phức tạp tại các doanh nghiệp.
- Kỹ sư phát triển phần mềm: Thiết kế và lập trình phần mềm cho máy tính, cũng như phát triển ứng dụng cho các thiết bị thông minh như robot, điện thoại di động và ô tô.
- Kỹ sư thiết kế và chế tạo thiết bị y tế: Vận hành các hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện và các thiết bị trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn: Vận hành và bảo trì các hệ thống tại các công ty sản xuất phần mềm và điện tử viễn thông.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch: Thực hiện kiểm thử vi mạch hoặc làm việc trong lĩnh vực bán dẫn và các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến.
- Chuyên viên tư vấn kỹ thuật: Thiết kế, vận hành và điều hành các hệ thống kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, và công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.
Xem thêm: Học kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp
3. Kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào tốt?
Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông? Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) chính là lựa chọn hoàn hảo cho bạn! Với chương trình đào tạo chất lượng cao, PTIT không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức vững chắc về lý thuyết mà còn trang bị các kỹ năng thực tiễn cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, PTIT còn phát triển hệ đại học từ xa, mang đến cho bạn cơ hội học tập linh hoạt và tiện lợi, phù hợp với những bạn đang đi làm bị giới hạn về không gian, thời gian. Bạn có thể tiếp cận các bài giảng chất lượng từ đội ngũ giảng viên hàng đầu và tham gia vào các khóa học tương tác, giúp nâng cao kỹ năng và hiểu biết về ngành kỹ thuật điện tử viễn thông một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, khi tốt nghiệp bạn sẽ nhận tấm bằng kỹ sư không ghi hình thức đào tạo và được Bộ GD&ĐT công nhận học lên thạc sĩ, tiến sĩ cũng như xét tăng lương theo quy định của pháp luật.
Hãy đến với PTIT, nơi khởi đầu cho những thành công trong tương lai của bạn trong ngành điện tử viễn thông!
4. Kết luận
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ. Những thay đổi này không chỉ tạo ra cơ hội phát triển vượt bậc cho ngành mà còn mở ra vô vàn triển vọng việc làm cho các học sinh, sinh viên đang theo học trong lĩnh vực này. Và để bắt kịp được xu hướng cũng như tận dụng tối đa tiềm năng của ngành, thì việc đầu tư vào giáo dục và kỹ năng chuyên môn của bản thân là vô cùng quan trọng. Tương lai ngành điện tử viễn thông đầy hứa hẹn, mang lại cơ hội đột phá cho cả bạn và doanh nghiệp trong một thế giới ngày càng được hiện đại hóa.
>>Nguồn: ptithcm.edu.vn, blog.topcv.vn, glints.com
>> Bài viết tham khảo: