Xu hướng các ngành trong công nghệ thông tin hiện đại và tương lai

Xu hướng các ngành trong công nghệ thông tin bao gồm những ngành nào? Bài viết này PTIT sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các lĩnh vực trong công nghệ thông tin, từ đó hỗ trợ bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích và đam mê của bản thân.

1. Tương lai đột phá của ngành công nghệ thông tin

    Sự đột phá của các ngành trong công nghệ thông tin

    Theo dự báo của World Economic Forum, đến năm 2030, 50% công việc hiện tại sẽ được tự động hóa, nhưng đồng thời sẽ xuất hiện 133 triệu vị trí việc làm mới, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin.

    Tại Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu ngành công nghệ thông tin chiếm 20% GDP vào năm 2030, với nhu cầu khoảng 1,5 triệu nhân lực. Các lĩnh vực như AI trong y tế, fintech, và phát triển đô thị thông minh sẽ đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như dự án thành phố thông minh tại Thủ Đức, TP.HCM, cần khoảng 50.000 chuyên gia công nghệ thông tin trong 5 năm tới.

    Để đáp ứng nhu cầu này, các trường đại học đang mở rộng chương trình đào tạo, tập trung vào các kỹ năng tiên tiến như đạo đức AI (AI ethics), điện toán lượng tử (quantum computing), và blockchain. Cho thấy cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin rất hấp dẫn trong tương lai.

    Xem thêm: Ứng dụng công nghệ thông tin là gì? Học công nghệ thông tin trường gì?

    2. Các ngành trong công nghệ thông tin hiện đại và tương lai

      Các ngành trong công nghệ thông tin của hiện đại và tương lai

      Các ngành trong công nghệ thông tin mở ra cơ hội lớn và tiềm năng phát triển không ngừng. Việc chọn ngành học phù hợp sẽ giúp bạn nắm bắt xu hướng, từ đó thành công trong sự nghiệp.

      2.1. Khoa học máy tính

      Khoa học Máy tính là lĩnh vực chuyên sâu về máy tính, bao gồm thiết kế, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm, hệ thống và mạng.

      Trong quá trình học, sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng phát triển phần mềm, xây dựng trang web và quản trị hệ điều hành. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí như lập trình viên, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên IT, kiểm thử phần mềm (QA) hoặc quản trị an ninh mạng.

      2.2. Công nghệ phần mềm

      Ngành công nghệ phần mềm, thuộc các ngành trong công nghệ thông tin, tập trung vào nghiên cứu, phát triển và quản lý phần mềm, cơ sở dữ liệu và ứng dụng. Sinh viên được trang bị kiến thức về phát triển phần mềm di động, thiết kế UI/UX, quản trị dự án và bảo trì phần mềm.

      Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể linh hoạt đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau, như lập trình viên, chuyên viên phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên phân tích an ninh, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống và cố vấn IT và an ninh.

      2.3. Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

      Chuyên ngành này tập trung nghiên cứu cách thiết kế và vận hành hệ thống mạng, từ mạng nội bộ (LAN) đến mạng diện rộng (WAN). Sinh viên sẽ được học cách phát triển ứng dụng trên các hệ thống mạng hiện đại và tiếp cận công nghệ mạng như điện toán đám mây, bảo mật dữ liệu và truyền thông thông tin

      Bạn có thể thử sức tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước với các vị trí hấp dẫn như chuyên gia phát triển hạ tầng, dịch vụ mạng, kỹ sư, và chuyên viên thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì và an ninh cho hệ thống mạng máy tính. Các công ty bao gồm tập đoàn công nghệ, cơ quan, trường học, viện và trung tâm nghiên cứu.

      2.4. An ninh mạng

      Khi nhắc đến các ngành trong công nghệ thông tin, không thể không nhắc đến an ninh mạng. Đây là là lĩnh vực bảo vệ hệ thống máy tính và dữ liệu khỏi các hành vi truy cập hoặc tấn công trái phép. Sinh viên sẽ được học về phân tích dữ liệu, mật mã, phòng thủ trên không gian mạng và quản lý rủi ro.

      Ngành An ninh mạng tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp bao gồm các vị trí như lập trình viên phát triển phần mềm bảo mật, chuyên gia bảo mật mạng, chuyên viên phân tích an ninh mạng, tư vấn an ninh mạng, phát triển phần mềm an ninh và kỹ sư mạng.

      2.5. Hệ thống thông tin quản lý

      Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) là lĩnh vực tập trung vào cách quản lý thông tin để hỗ trợ ra quyết định trong doanh nghiệp. Sinh viên được học về quản trị dự án công nghệ thông tin, phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và quản lý thời gian.

      Sau khi tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý, bạn có thể làm việc tại các tập đoàn, công ty công nghệ hoặc các cơ quan cung cấp dịch vụ thiết kế và quản lý hệ thống thông tin.

      2.6. Cơ sở dữ liệu

      Ngành Cơ sở dữ liệu tập trung vào quản lý và tối ưu hóa các hệ thống dữ liệu. Sinh viên sẽ học cách thiết kế cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin và triển khai các ứng dụng dữ liệu hiệu quả.

      Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có cơ hội làm việc ở nhiều vị trí như kỹ sư khoa học dữ liệu, chuyên viên phân tích dữ liệu, kỹ sư dữ liệu, và chuyên gia phân tích định lượng. Học ngành Quản trị cơ sở dữ liệu giúp bạn làm việc tại nhiều doanh nghiệp, từ ngân hàng, dịch vụ, vận tải đến các tổ chức, công ty phần mềm và cơ quan chính phủ.

      2.7. Công nghệ web

      Công nghệ Web bao gồm các công cụ và ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript và PHP, giúp xây dựng và vận hành các website và dịch vụ trực tuyến. Sinh viên sẽ được học về phát triển frontend, backend và quản trị cơ sở dữ liệu.

      Sau khi ra trường, chuyên viên công nghệ web có thể làm việc tại các doanh nghiệp phát triển phần mềm, công ty dịch vụ internet, hoặc làm việc tự do, đảm nhận thiết kế và lập trình web cho cá nhân và doanh nghiệp.

      2.8. Trí tuệ nhân tạo (AI)

      AI là lĩnh vực tiên tiến trong khoa học máy tính và liên quan chặt chẽ đến các ngành trong công nghệ thông tin như dữ liệu lớn, khoa học dữ liệu và lập trình. Ứng dụng của AI rất đa dạng, từ robot, xe tự lái đến trợ lý ảo và phân tích dữ liệu.

      Theo thống kê, nhân lực ngành AI tại Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu tuyển dụng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Trí tuệ nhân tạo có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc, như nhà nghiên cứu AI, kỹ sư AI, kỹ sư học máy, kỹ sư dữ liệu, và giảng viên.

      2.9. Công nghệ IoT (Internet of Things)

      Công nghệ IoT nghiên cứu các thiết bị kết nối qua internet để thu thập và trao đổi dữ liệu thời gian thực. Ngành này tập trung phát triển hệ thống thiết bị thông minh như cảm biến và thiết bị gia dụng thông minh. Sinh viên sẽ học lập trình thiết bị IoT, kết nối mạng không dây, xử lý dữ liệu và đảm bảo an ninh cho hệ thống IoT.

      Khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc ở nhiều vị trí như kỹ sư IoT, chuyên viên phát triển thiết bị thông minh, chuyên viên phân tích dữ liệu IoT, chuyên viên bảo mật IoT hoặc tư vấn giải pháp IoT cho doanh nghiệp. Các ngành như sản xuất, giao thông vận tải, y tế và nông nghiệp đều đang tích cực ứng dụng IoT.

      2.10. Blockchain

      Blockchain là công nghệ tiên tiến về lưu trữ và bảo mật dữ liệu phi tập trung. Ngành học này tập trung vào phát triển tiền mã hóa, hợp đồng thông minh và hệ thống lưu trữ an toàn. Sinh viên sẽ học về nền tảng phổ biến như Ethereum, ngôn ngữ Solidity và ứng dụng blockchain trong tài chính, logistics, năng lượng.

      Sau khi ra trường, bạn có thể làm lập trình viên blockchain, phát triển hợp đồng thông minh, phân tích hệ thống blockchain hoặc bảo mật dữ liệu phi tập trung. Nhu cầu nhân sự chuyên môn blockchain đang tăng cao, đặc biệt ở các công ty fintech, ngân hàng và tập đoàn công nghệ.

      Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin cho sinh viên 2024

      3. Học công nghệ thông tin trường nào tốt?

        PTIT – Trường học đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam

        Nếu bạn đang tìm kiếm trường đại học uy tín, chất lượng để theo đuổi các ngành trong công nghệ thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với hệ đại học từ xa là một lựa chọn lý tưởng. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của chương trình:

        • Hình thức học trực tuyến cho phép họ học mọi lúc, mọi nơi thông qua tài khoản E-learning được cấp. Người học có thể tự chọn môn học, sắp xếp lịch học theo ý muốn và dễ dàng trao đổi nội dung bài học với giảng viên.
        • Thời gian hoàn thành chương trình học từ 2 đến 4,5 năm, phụ thuộc vào trình độ đầu vào, khả năng tiếp thu và số tín chỉ đăng ký mỗi học kỳ.
        • Đội ngũ giảng viên tại PTIT có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đảm bảo chất lượng giảng dạy trong lĩnh vực công nghệ Thông tin.
        • Bằng đại học PTIT cấp được Bộ GD&ĐT công nhận và có giá trị tương đương với bằng đại học hệ chính quy, giúp sinh viên tự tin khi bước vào thị trường lao động.

        Các ngành trong công nghệ thông tin không chỉ phong phú mà còn đầy tiềm năng phát triển. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các ngành này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các kỹ sư sau khi ra trường. Hãy liên hệ ngay với PTIT để nhận tư vấn thêm về ngành học này.

        >>>Nguồn tham khảo: aptechvietnam.com.vn, greenwich.edu.vn

        >>>Bài viết tham khảo:

        Bài viết mới nhất

        Bài viết liên quan

        Tìm hiểu ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?

        Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ đam mê lĩnh vực...

        Mức lương công nghệ thông tin ra sao trong thời điểm hiện nay?

        Mức lương công nghệ thông tin hiện nay đang nằm ở nhóm lương cao trong bảng xếp hạng mức lương hiện nay. Tuy nhiên...

        Trường đào tạo Công nghệ thông tin Hà Nội tốt nhất hiện nay

        Trong thời đại số hóa mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc...

        Thông tin liên quan đến tuyển thực tập sinh công nghệ thông tin

        Ngành công nghệ thông tin (IT) hiện nay được đánh giá khá hot, được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Các công ty...
        ĐĂNG KÝ NGAY

        Nhận thông báo khi có tin tức mới!