Quản trị Kinh doanh là một ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi tính ứng dụng cao và cơ hội việc làm rộng mở. Nhưng sau khi tốt nghiệp, sinh viên vẫn luôn đưa ra câu hỏi: Học Quản trị Kinh doanh làm nghề gì? Bài viết này PTIT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
1. Thống kê nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Quản trị Kinh doanh
Theo thống kê từ TopCV, ngành kinh doanh bán hàng thuộc nhóm thiếu hụt nhân lực cao nhất. Đây cũng là một trong ba vị trí được doanh nghiệp tuyển dụng thường xuyên, cùng với Marketing, Truyền thông – Quảng cáo và IT phần mềm.
Ngoài ra, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, ước tính Việt Nam có khoảng 200.000 doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trong và ngoài nước (theo VnEconomy). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh.
Những số liệu thực tế này cho thấy sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh có cơ hội việc làm rất cao sau khi ra trường. Với một thị trường lao động năng động và không ngừng mở rộng, việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt không phải là thách thức lớn đối với các bạn học ngành này.
Xem thêm: Chương trình học quản trị kinh doanh cho người đi làm
2. Học Quản trị Kinh doanh làm nghề gì?
Bạn đang băn khoăn không biết học Quản trị Kinh doanh làm nghề gì? Đừng lo lắng, bởi cơ hội nghề nghiệp mà ngành học này mở ra vô cùng đa dạng và hấp dẫn. Dưới đây là một số ngành nghề nổi bật:
2.1. Quản lý doanh nghiệp
Chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh thường trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nắm bắt và quản lý các hoạt động, bao gồm quản lý nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất và vận hành. Sinh viên tốt nghiệp từ ngành này có cơ hội trở thành những nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.
2.2. Quản lý tài chính
Cử nhân Quản trị Kinh doanh có thể làm việc trong lĩnh vực tài chính với vai trò xử lý vốn, đầu tư và chiến lược tài chính. Chương trình học cung cấp kiến thức về: Kế toán tài chính, phân tích tài chính, quản lý dòng tiền và ngân quỹ, quản lý rủi ro và đầu tư và tài chính quốc tế
Nhờ nền tảng này, sinh viên có đủ khả năng đảm nhiệm các vị trí như:
- Kế toán trưởng
- Giám đốc tài chính
- Giám đốc đầu tư
- Giám đốc tài chính quốc tế
2.3. Quản lý nhân sự
Học Quản trị Kinh doanh làm nghề gì? Quản trị Kinh doanh tạo điều kiện cho sinh viên trở thành chuyên gia quản lý nhân sự, từ tuyển dụng, đào tạo, đến quản lý mối quan hệ lao động và xây dựng môi trường làm việc tích cực.
Các vị trí tiềm năng bao gồm:
- Chuyên viên nhân sự
- Trưởng phòng nhân sự
- Giám đốc nhân sự
2.4. Marketing
Sinh viên Quản trị Kinh doanh sẽ được trang bị các kỹ năng về: Nghiên cứu thị trường, quản lý thương hiệu, lập kế hoạch và triển khai chiến dịch quảng cáo, phân tích và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị.
Một số vị trí trong lĩnh vực Marketing mà sinh viên có thể đảm nhiệm:
- Giám đốc Marketing
- Trưởng phòng Marketing
- Chuyên viên Marketing
- Social Media Marketing
- SEO, PR
2.5. Khởi nghiệp
Quản trị Kinh doanh là nền tảng lý tưởng cho những ai muốn khởi nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức từ nhiều lĩnh vực như tài chính, Marketing, kế toán và quản trị nhân sự cùng với các kỹ năng mềm như: Giao tiếp, đàm phán và thuyết phục, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề
Ngoài ra, sinh viên có thể kết nối với những người có cùng chí hướng, xây dựng mạng lưới quan hệ giúp tiếp cận đối tác, khách hàng và nguồn vốn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thành công trong khởi nghiệp phụ thuộc vào khả năng ứng dụng kiến thức và học hỏi từ trải nghiệm thực tế.
Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì lương bao nhiêu 2024?
3. Học Quản trị Kinh doanh ở đâu uy tín, chất lượng?
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) nổi tiếng với thế mạnh đào tạo trong ngành Quản trị Kinh doanh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục và nghiên cứu, PTIT luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật chương trình học theo nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
Một trong những điểm nổi bật tại PTIT là chương trình học từ xa ngành Quản trị Kinh doanh, mở ra cơ hội học tập linh hoạt cho nhiều đối tượng sinh viên:
- Học trực tuyến 100%: Sinh viên có thể học bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu mà không cần đến lớp trực tiếp. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, phù hợp với người đi làm hoặc có lịch trình bận rộn.
- Thời gian đào tạo: Chương trình có thể hoàn thành từ 2 đến 4,5 năm tùy vào năng lực học tập, trình độ đầu vào và số tín chỉ đăng ký mỗi kỳ.
- Điều kiện đầu vào: Dành cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ được cấp văn bằng có giá trị tương đương với văn bằng chính quy, được công nhận hợp pháp và đủ điều kiện học tiếp ở các bậc học cao hơn theo quy định pháp luật Việt Nam.
Hy vọng qua bài viết trên, PTIT đã giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc: Học Quản trị Kinh doanh làm nghề gì? Ngành học này không chỉ mở ra cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà còn trang bị cho bạn những kỹ năng thiết yếu để thành công trong môi trường làm việc hiện đại.
Nếu bạn vẫn còn câu hỏi hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ ngay với PTIT qua số hotline 0846-770-022 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.
>>>Nguồn tham khảo: pace.edu.vn, buv.edu.vn
>>>Bài viết liên quan: