Ngành quản trị kinh doanh có lẽ không còn mấy xa lạ với nhiều người. Do ngành học này được đưa vào chương trình giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học khá lâu. Tuy nhiên nhiều người cho rằng ngành quản trị kinh doanh không tập trung đào tạo chuyên môn nhất định. Vậy thật hư về kiến thức tích lũy được sau khi học ngành quản trị kinh doanh. Và ngành quản trị kinh doanh là làm nghề gì? Mời bạn theo dõi những thông tin sau của PTIT E-Learning để giải đáp những thắc mắc trên.
1. Ngành quản trị kinh doanh học những kiến thức nào?
Nhiều người nhận xét ngành quản trị kinh doanh có phạm vi đào tạo khá rộng. Nhưng nhìn chung kiến thức đào tạo của ngành này chỉ xoay quanh kiến thức nền tảng về kinh doanh, đào tạo về kỹ năng, cách thức để trở thành nhà quản lý trong doanh nghiệp. Cụ thể gồm:
1.1. Kiến thức liên quan đến quản lý chiến lược trong kinh doanh
Các bạn sẽ được học về tầm nhìn trong kinh doanh, sứ mệnh, lợi thế của việc cạnh tranh và mục tiêu của việc cạnh tranh. Thực hành các bước trong quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh như mô hình 5 Porter, mô hình SWOT, mô hình Mckinsey 7S…
1.2. Kiến thức về quản trị tài chính trong công ty
Kiến thức quản trị tài chính công ty thường sẽ xuất hiện trong chương trình đào tạo của các trường, nhưng nội dung cụ thể sẽ khác nhau tùy theo giáo trình của từng trường. Những chủ đề về quản trị tài chính mà học viên sẽ được tương tác khá rộng như: Quản lý nhân sự của công ty; kiến thức chuyên sâu về tuyển dụng, đãi ngộ, phúc lợi; cách xử lý những mâu thuẫn phát sinh…
1.3. Kiến thức về quản trị rủi ro xuất hiện trong kinh doanh
Trong kinh doanh, rủi ro xuất hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kiến thức về quản trị rủi ro như: Khái niệm, tầm quan trọng và bản chất của việc quản trị rủi ro, xử lý rủi ro trong kinh doanh; những loại rủi ro có thể xuất hiện; lập kế hoạch xử lý rủi ro cho doanh nghiệp bằng các công cụ và phương pháp cụ thể…
Với những kiến thức được học trên bạn có thể làm việc nhiều vị trí việc làm. Cụ thể những vị trí việc làm sẽ được tổng hợp ở nội dung tiếp theo để tháo gỡ câu hỏi học ngành quản trị kinh doanh là làm nghề gì?
Xem thêm: Tìm hiểu thi quản trị kinh doanh cần học những môn gì? Thi khối nào?
2. Học quản trị kinh doanh là làm nghề gì?
Câu hỏi về “Học quản trị kinh doanh là làm nghề gì?” có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bạn đang tìm hiểu về ngành học này. Thật ra sao khi bạn học xong ngành quản trị kinh doanh, sẽ có rất nhiều vị trí việc làm mà phù hợp cho bạn ứng tuyển.
- Vị trí nhân viên kinh doanh: Khi đã có kiến thức và hiểu về bản chất của kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh. Khi ở vị trí này, bạn sẽ làm các nhiệm vụ liên quan đến bán dịch vụ, sản phẩm công ty; tư vấn tiếp thị; chăm sóc khách hàng tiềm năng…
- Vị trí chuyên viên Marketing: Nhiệm vụ chính của một chuyên viên Marketing là lên kế hoạch nghiên cứu thị trường, thực hiện các chiến lược quảng cáo để tăng sự tương tác đến khách hàng tiềm năng…
- Vị trí nhân viên kế toán, nhân viên tài chính: Học viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm vị trí tài chính ngân hàng, kế toán viên. Nhiệm vụ chính của các vị trí này là kiểm soát, quản lý dòng tiền; lập báo cáo tài chính; kế toán, tài chính theo kế hoạch của công ty, doanh nghiệp..
- Vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường: Công việc chính của nhân viên nghiên cứu thị trường chịu trách nhiệm đó là nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu thì thị trường hiện hữu, nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai..
- Vị trí chuyên viên quản trị nhân sự công ty: Công việc chính của chuyên viên quản trị nhân sự công ty đó là thiết lập các chính sách nhân sự, xây dựng nền tảng văn hóa công ty, quản lý hiệu suất công việc, giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty.
Toàn bộ nội dung trên liệt kê câu trả lời cho thắc mắc về “Quản trị kinh doanh là làm nghề gì?”. Mời bạn theo dõi phần tiếp theo để biết thêm về cơ hội việc làm của ngành này trong tương lai.
Xem thêm: Học quản trị kinh doanh làm những nghề gì sau khi ra trường?
3. Cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh trong tương lai
Bạn không cần quá lo lắng khi không biết học quản trị kinh doanh là làm nghề gì? Vì ngành quản trị kinh doanh có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm nhất hiện nay. Theo ý kiến từ ông Trần Anh Tuấn – Vị trí PGD của Trung tâm Dự báo nhân lực & Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong giai đoạn từ năm 2020-2025 thì nhân lực ngành Quản trị kinh doanh sẽ tuyển dụng thêm 270.000 vị trí việc làm mới. Lý do khiến cho những bạn ứng viên ngành quản trị kinh doanh có cơ hội phát triển gồm:
- Nền kinh tế trên toàn cầu phát triển vô cùng mạnh mẽ, điều đó dẫn đến sự gia tăng của các hoạt động kinh doanh
- Các doanh nghiệp ngày càng tập trung vào sự vận hành phát triển của công ty. Nên số lượng tuyển dụng các chuyên gia quản trị kinh doanh ngày một tăng cao
- Do công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số phát triển nhanh chóng đòi hỏi cách thức hoạt động của doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Vì vậy mà cần tuyển dụng những nguồn nhân sự mới, nắm bắt, nhạy bén với thời đại để phát triển kịp thời.
Xem thêm: Giải đáp câu hỏi “Nữ học quản trị kinh doanh ra làm gì?”
4. Lựa chọn nơi học quản trị kinh doanh tốt – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Để chọn được ngôi trường dạy quản trị kinh doanh uy tín đi kèm chất lượng là điều mà ứng viên nào đăng ký ngành học này cũng quan tâm. Nếu bạn vẫn mãi loay hoay chưa tìm kiếm được ngôi trường thích hợp thì hãy tham khảo ngay ngành học quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT E-Learning).
Điều hấp dẫn hơn hết, PTIT E-Learning đã cung cấp hệ đào tạo từ xa ngành quản trị kinh doanh. Đây chính là tin vui cho những bạn quá bận, không có thời gian tham gia lớp học trực tiếp bởi vì PTIT E-Learning học 100% online.
Ngoài ra, thời gian đào tạo ngành học này ở PTIT E-Learning chỉ trong vòng 2 – 4.5 năm. Chương trình đào tạo của trường vẫn đáp ứng yếu tố truyền đạt đủ khối lượng kiến thức đầu ra, giúp học viên có thể ứng dụng vào công việc khi tham gia vào thị trường lao động. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh của trường, bạn sẽ được cấp bằng cử nhân có giá trị tương đương bằng chính quy có sự công nhận của bộ GD&ĐT. Còn chần chờ gì mà không đăng ký ngay!
5. Lời kết
Nhìn chung ngành quản trị kinh doanh có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm khác nhau. Hy thông thông qua bài tổng hợp trên của PTIT E-Learning về “Quản trị kinh doanh là làm nghề gì?” sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về ngành học này. PTIT E-Learning chúc bạn gặp nhiều may mắn, thành công trong tương lai.
>>Nguồn: buv.edu.vn, hotcourses.vn, vnuk.edu.vn
>>Bài viết tham khảo: