Giải đáp thắc mắc: Quản trị kinh doanh là nghề gì?

Việc tìm hiểu quản trị kinh doanh là nghề gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường của sinh viên quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành nghề này. Cùng PTIT đọc bài viết dưới đây để đi tìm hiểu về điều đó ngay nhé.

1. Quản trị kinh doanh là gì?

quan tri kinh doanh la nghe gi
Quản trị kinh doanh là gì?

Để hiểu được “Quản trị kinh doanh là nghề gì?”, thì bạn đọc cần biết ngành học này đào tạo về lĩnh vực gì trước đã nhé.

Quản trị kinh doanh là một ngành học chuyên về kinh tế và quản lý. Trong đó, tập trung vào các kiến thức quản lý hoạt động kinh doanh, các tài nguyên của một doanh nghiệp hoặc tổ chức như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, tiếp thị, quản lý chiến lược và các kỹ năng quản lý khác. Các chuyên gia quản trị kinh doanh thường được đào tạo để nắm vững các kỹ năng và kiến thức về lãnh đạo, để đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả trong việc quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Con gái có nên học quản trị kinh doanh không?

2. Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?

quan tri kinh doanh la nghe gi
Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?

Quản trị kinh doanh là nghề gì? Đây là ngành học có kiến thức tổng quát khá nhiều và đa dạng, xong để hỗ trợ cho sinh viên lựa chọn đúng lĩnh vực đào tạo phù hợp, ngành học này được chia ra thành các chuyên ngành cụ thể, bao gồm:

Quản trị Marketing: Ở chuyên ngành này, sinh viên sẽ hiểu về Marketing và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Giảng viên sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức từ việc đánh giá, phân tích, tìm kiếm thị trường mục tiêu cho đến lập ra kế hoạch quảng bá thương hiệu nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp hướng tới.

Quản trị khởi nghiệp: Chuyên ngành này sẽ nói về quá trình thành lập, vận hành và phát triển một tổ chức. Những môn học gắn liền với chuyên ngành này gồm có quản trị hộ kinh doanh gia đình, khởi tạo khởi nghiệp, marketing khởi nghiệp, nghệ thuật lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực. Nếu bạn yêu thích công việc startup, khởi nghiệp để đem lại giá trị cho cộng đồng thì chuyên ngành này rất phù hợp với bạn.

Quản trị doanh nghiệp: Chuyên ngành này đào tạo chuyên sâu về hoạt động quản lý kinh doanh, quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường doanh nghiệp hiện nay. Các môn học của chuyên ngành này bao gồm quản trị chiến lược, tài chính doanh nghiệp, luật kinh doanh, quản trị dự án, quản trị văn phòng, quản trị Logistics, quản trị sản xuất.

Quản trị kinh doanh tổng hợp: Chuyên ngành này hướng đến cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cũng như khả năng thực hiện các kỹ năng quản lý và tư vấn trong công tác quản lý các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đào tạo nguồn lao động có khả năng quản lý mọi hoạt động trong một tổ chức, doanh nghiệp.

Đó là những chuyên ngành đào tạo mà sinh viên có thể lựa chọn khi học ngành quản trị kinh doanh. Việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo phù hợp với năng lực cũng như sở thích của mỗi cá nhân sẽ giúp bạn có thể tìm kiếm một công việc tốt.

Tiếp theo sẽ là phần giải đáp cho câu hỏi “Quản trị kinh doanh là nghề gì”, mời bạn đọc theo dõi tiếp bài viết.

Xem thêm: Mặt trái của ngành quản trị kinh doanh

3. Cơ hội làm việc của ngành quản trị kinh doanh

Vậy quản trị kinh doanh là nghề gì? Quản trị kinh doanh không phải là một ngành nghề cụ thể, mà đây là tên gọi của một chuyên ngành đào tạo. Sau khi được đào tạo xong, sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể làm các công việc như sau

Nhân viên quản lý: Tại vị trí này, bạn có trách nhiệm quản lý các hoạt động của một tổ chức hoặc công ty nhằm đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Đó có thể là quản lý cửa hàng, quản lý một phòng ban của doanh nghiệp, quản lý một bộ phận.

Nhân viên bán hàng: Bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động tiếp thị, bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích cạnh tranh, phát triển chiến lược tiếp thị và quản lý các hoạt động quảng cáo.

Nhân viên hành chính nhân sự: Ở vị trí này, bạn có thể tham gia vào các hoạt động quản lý nhân sự, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên và quản lý mối quan hệ lao động.

Nhân viên quản lý dự án: các chuyên gia quản trị kinh doanh có thể tham gia vào các hoạt động quản lý dự án, bao gồm lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, quản lý nguồn lực và giám sát tiến độ dự án.

Đó chỉ là một vài vị trí công tác mà bạn có thể nhận khi đi xin việc, tuy nhiên mỗi vị trí cũng đòi hỏi bạn cần có năng lực và kinh nghiệm phù hợp cho nên bạn nên tích lũy kinh nghiệm từ sớm để có thể tìm một công việc tốt cho bản thân.

Xem thêm: Top trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh TPHCM

4. Học quản trị kinh doanh ở đâu tốt?

Sau khi đã tìm hiểu quản trị kinh doanh là nghề gì? Vậy thì ngành này ở đâu đào tạo uy tín, chất lượng và có cơ hội việc làm cao?

Hiện tại, Chương trình đào tạo từ xa ngành Quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đang tổ chức tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực ngành này. Với kiến thức đào tạo cập nhật, đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng hiện nay và đặc biệt có nhiều thời gian cho học viên vừa học, vừa làm từ sớm để tích lũy kinh nghiệm.

Ngoài ra, trường áp dụng hình thức xét tuyển không thi tuyển, điều này giúp bạn không cần lo lắng về việc có phải thi cử hay không. Vậy nên, nếu bạn quan tâm tới Chương trình đào tạo từ xa của Học viện thì hãy liên hệ ngay với PTIT nhé!

5. Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết “Giải đáp thắc mắc: Quản trị kinh doanh là nghề gì?”. Chúc bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả!

Nguồn: Yersin.edu.vn; Dainam.edu.vn; Nhanh.vn

Bài viết liên quan:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....

Hệ thống IoT là gì? Những đặc trưng của hệ thống IoT mà bạn nên biết

Trong kỷ nguyên số, Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Để bắt kịp xu hướng và nắm bắt...

IoT viết tắt của từ gì, có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

IoT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!