Ngành Quản trị Kinh doanh đã từ lâu được coi là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, để trở thành sinh viên của ngành học này, thí sinh cần đạt được một mức điểm tối thiểu. Vậy chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì? Hãy cùng PTIT khám phá trong bài viết dưới đây
1. Quản trị Kinh doanh – Ngành học thiết yếu của thời đại kinh tế mới
Hiện nay, hơn 80% doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp thương mại, với phòng kinh doanh và marketing đóng vai trò then chốt trong việc tạo doanh thu. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho hai phòng ban này rất lớn, đặc biệt là sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, thường đứng đầu bảng tuyển dụng trên các website như Glints, TopCV.
- Theo Glints, nhu cầu ứng viên trong lĩnh vực kinh doanh và marketing tăng khoảng 20%. Từ 2020 – 2030, TPHCM dự kiến cần khoảng 270.000 vị trí việc làm cho ngành này.
- Báo cáo từ TopCV cho thấy 42% doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân sự, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô 300-500 nhân viên (54,8%). Kinh doanh là lĩnh vực thứ hai trong top 10 ngành thiếu hụt nhân lực cao nhất, với 55,2% nhà tuyển dụng cho rằng hồ sơ ứng viên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Điều này cho thấy tiềm năng việc làm lớn, nhưng đòi hỏi sinh viên phải có chuyên môn và kỹ năng mềm tốt. Đồng thời cũng cần trả lời cho câu hỏi chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì?
Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì lương bao nhiêu 2024?
2. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì?
Ngành Quản trị Kinh doanh cung cấp cho sinh viên kiến thức toàn diện về kinh tế, quản lý và kỹ năng mềm cần thiết cho môi trường doanh nghiệp hiện đại. Vậy chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì? Dưới đây là các nhóm môn học trong chương trình đào tạo:
2.1. Nhóm môn đại cương
Nhóm môn đại cương cung cấp kiến thức xã hội căn bản, tạo nền tảng cho việc học các môn chuyên ngành quản trị doanh nghiệp sau này. Dù có những môn không hoàn toàn liên quan đến chuyên ngành, kiến thức từ nhóm này là rất quan trọng.
Các môn học đại cương được chia thành nhiều học phần để người học dễ tiếp thu, bao gồm:
- Lý luận chính trị: Cung cấp kiến thức về nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Ngoại ngữ: Bao gồm tiếng Anh căn bản, tiếng Anh nâng cao và tiếng Anh thương mại.
- Tin học đại cương: Phân chia theo chương trình đào tạo của từng trường.
- Giáo dục thể chất và quốc phòng: Gồm Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất 1 và 2.
2.2. Nhóm các môn cơ sở ngành
Nhóm môn cơ sở ngành trang bị nền tảng kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý, giúp sinh viên dần tiếp cận các lĩnh vực cụ thể trong Quản trị Kinh doanh. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì? Đây là tiền đề để hiểu rõ nguyên lý kinh tế và cách vận hành doanh nghiệp.
- Quản trị học: Giúp bạn nắm vững các quy tắc, quy luật, phương pháp và kỹ thuật quản trị, từ đó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Kinh tế lượng: Giúp bạn học có hệ thống phương pháp để tiến hành các nghiên cứu định lượng và thực chứng.
- Marketing căn bản: Giúp bạn tiếp cận những khái niệm và hoạt động cốt lõi của marketing hiện đại, bao gồm: sáng tạo nội dung, quảng bá sản phẩm và đo lường hiệu quả chiến dịch.
- Luật kinh tế: Giúp sinh viên nắm bắt bản chất của các hoạt động và quy luật kinh tế, đồng thời hiểu rõ tác động của các chính sách kinh tế đến đời sống xã hội.
- Nguyên lý kế toán: Giúp bạn xác định đối tượng hạch toán kế toán, phân biệt các thuật ngữ chuyên ngành như hàng hóa, vật tư, công cụ dụng cụ và cách ghi nhận cho từng nghiệp vụ cụ thể, chẳng hạn như tài khoản tiền mặt , nợ phải trả nhà cung cấp hay tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán quản trị và Tài chính tiền tệ: Sinh viên hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và lập báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về tài chính, doanh thu và dòng tiền, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính và kinh tế.
2.3. Nhóm các môn chuyên ngành
Nhóm môn chuyên ngành giúp sinh viên chuyên sâu vào từng lĩnh vực của Quản trị Kinh doanh, nâng cao kỹ năng chuyên môn và khả năng ứng dụng thực tiễn. Vậy chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì? Những môn học này sẽ trang bị kiến thức thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
- Kế toán quản trị: Môn học này cung cấp một hệ thống kế toán thông tin định lượng, nhằm mục đích sử dụng thông tin để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động trong tổ chức hoặc đơn vị.
- Quản trị Tài chính: Môn học này giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc quản trị tài chính, cũng như các phương pháp đánh giá dự án, quản lý ngân sách, tài trợ và đầu tư trong doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch kinh doanh: Giúp sinh viên hiểu cách hoạch định mục tiêu kinh doanh, từ đó thiết lập các bước cần thiết để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Quản trị Nguồn nhân lực: Nắm vững các nguyên tắc quản trị nhân sự, bao gồm tuyển dụng, phát triển, đào tạo, đánh giá nhân viên, và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự trong công ty.
- Kinh doanh Quốc tế: Giúp sinh viên nắm bắt các vấn đề liên quan đến kinh doanh trên thị trường quốc tế, bao gồm luật pháp, chiến lược và các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp: Giúp sinh viên hiểu quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, tối ưu hóa sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, và quản trị rủi ro trong quá trình vận hành sản xuất của doanh nghiệp.
- Quản trị chiến lược: Môn học này giúp sinh viên phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên có thể đưa ra những định hướng phát triển dựa trên các thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp so với các công ty đối thủ.
- Quản trị Chuỗi cung ứng: Học phần này cung cấp kiến thức và công cụ để phân tích, đánh giá và ra quyết định trong quản trị chuỗi cung ứng. Các hoạt động chính bao gồm thiết kế chuỗi cung ứng, xây dựng mạng lưới phân phối, hoạch định vị trí, quản trị tồn kho và quản trị vận tải.
- Quản trị Dự án: Môn học này giúp học viên hiểu các bước trong quy trình quản trị dự án, bao gồm xác định dự án, phân tích và lập kế hoạch, phê duyệt, và tổ chức quản trị dự án. Bên cạnh đó, học viên còn học cách phân tích, lựa chọn và phân bổ nguồn lực phù hợp cho các dự án kinh doanh.
- Quản trị Chất lượng: Môn học này nghiên cứu chất lượng sản phẩm và tất cả các vấn đề liên quan đến quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm trong suốt chu kỳ sống.
- Quản trị Rủi ro: Cung cấp kiến thức về các nguyên tắc quản trị rủi ro, cách đánh giá rủi ro và các phương pháp giảm thiểu rủi ro là một môn bạn cần học trong chuyên ngành quản trị kinh doanh cần học những môn gì!
Xem thêm: Top 3+ các trường đào tạo quản trị kinh doanh không thể bỏ lỡ
3. Học Quản trị Kinh doanh trường nào tốt?
Trên đây là thông tin về chuyên ngành quản trị kinh doanh cần học những môn gì? Để tìm kiếm một ngôi trường đào tạo Quản trị Kinh doanh uy tín và chất lượng là điều mà bất kỳ ứng viên nào đăng ký ngành học này đều quan tâm. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn và chưa tìm ra lựa chọn phù hợp, hãy xem xét ngay chương trình Quản trị Kinh doanh hệ đại học từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Học online 100% mọi lúc, mọi nơi với laptop, máy tính bảng hoặc thiết bị có kết nối internet.
- Thời gian đào tạo hệ học từ xa của ngành học này chỉ từ 2 đến 4,5 năm.
- Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh tại trường, bạn sẽ nhận được bằng cử nhân có giá trị tương đương với bằng chính quy, được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu được: Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn gì? Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học này và đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại liên hệ qua số hotline 0846-770-022 của PTIT nhé!
>>>Nguồn tham khảo: hiu.vn, bcvt.edu.
>>>Bài viết tham khảo: