Trong thời gian qua, nhiều loại hình dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh bước đầu triển khai hoạt động chuyển đổi số (CĐS), phát triển các ứng dụng trên nền tảng, ứng dụng số. Vậy hãy cùng E-PTIT tìm hiểu về Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch: Kết nối các nền tảng số về du lịch, lữ hành
Theo nhiều chuyên gia, để ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch thì rất cần có sự kết nối giữa các doanh nghiệp (DN) trong ngành, có đơn vị trung gian để vận hành, hỗ trợ phát triển các nền tảng số, cũng như cần sự hỗ trợ, điều hành từ cơ quan quản lý một cách phù hợp, thống nhất.
Tại Đồng Nai, những năm gần đây, công tác CĐS đã được nhiều DN kinh doanh khách sạn, nhà hàng, các công ty du lịch, lữ hành ứng dụng, triển khai để tiết giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa các tiện ích cho du khách. Đồng thời, tăng độ nhận diện, tăng tính tương tác, kết nối cho các sản phẩm du lịch địa phương trên các nền tảng, ứng dụng số.
Ông Trần Hoàng Vương, Trưởng bộ phận Lễ tân tại khách sạn The Mira Central Park (TP.Biên Hòa) cho hay, khách sạn đang áp dụng số hóa, CĐS đối với nhiều hoạt động, trong đó việc đăng ký lưu trú cho khách du lịch trong và ngoài nước có nhu cầu lưu trú khách sạn đã được số hóa. Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu hóa dữ liệu số; giảm các thao tác thủ công, sử dụng “bàn giấy”… Ngoài ra, khách sạn cũng đẩy mạnh các kênh truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số.
Để các địa điểm du lịch, lưu trú phát triển các nền tảng dịch vụ số, thanh toán số, hóa đơn điện tử một cách hiệu quả thì cần có đơn vị có chuyên môn quản lý, vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Các kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm về du lịch cũng cần đa dạng hình thức, nền tảng quảng bá để khách hàng có thể thuận tiện tra cứu, tương tác, phản hồi…
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng Nai Trần Đăng Ninh nhận định, để thúc đẩy tiến trình CĐS, phát huy hiệu quả của các nền tảng số, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch thì cần hỗ trợ, điều phối từ phía cơ quan quản lý nhà nước; có đơn vị chuyên môn, tiềm lực để vận hành một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, hỗ trợ phát triển các nền tảng dịch vụ số, thanh toán số, hóa đơn điện tử… Các công ty về du lịch, lữ hành, nhà hàng cần chú trọng hơn đến liên kết, tạo ra chuỗi tiện ích để góp phần đa dạng, nâng cao hiệu quả quảng bá các sản phẩm du lịch, cũng như gia tăng chuỗi tiện ích, dịch vụ để thu hút du khách…
>> Xem thêm: Bật mí cho bạn các ngành nghề dễ kiếm tiền nhất hiện nay
2. Ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch: Tối ưu hóa hiệu quả từ các kênh trực tuyến
Hiện nay, mô hình kinh doanh du lịch hiện đại và các kênh đại lý du lịch trực tuyến ngày càng phát triển, điển hình là sự bùng nổ của các “ông lớn” như: Booking, Agoda, Traveloka, Klook… Ngoài ra, thị trường du lịch đang cực kỳ cạnh tranh với những thay đổi, xu hướng mới như phát triển fanpage mạng xã hội, website riêng giúp DN du lịch tối ưu hóa nhân sự, dễ dàng quản lý hệ thống, cũng như tạo ra sự kết nối, tương tác tốt với khách hàng trên bất kỳ nền tảng trực tuyến nào.
Phó giám đốc Sở VH-TTDL BÙI THANH NAM cho biết, Sở sẽ đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CĐS trong lĩnh vực du lịch thông qua các chương trình, hội thảo. Đồng thời, hướng tới đào tạo, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch, lữ hành; góp phần thúc đẩy CĐS, đổi mới sáng tạo…
Trong bối cảnh công nghệ thông tin, mạng xã hội ngày phát triển, với một chiếc điện thoại thông minh, du khách ở bất cứ nơi đâu cũng có thể trải nghiệm, tìm hiểu, tham khảo những sản phẩm du lịch, cũng như dễ dàng đặt vé tham quan, đi lại, đặt khách sạn, thanh toán điện tử, kết nối các cộng đồng du lịch…
>> Xem thêm: Khối D và các ngành nghề nào? Bí kíp chọn nghề phù hợp với khối D
Chị Phạm Thanh Tuyền (P.Bửu Long, TP.Biên Hòa) cho biết, ở Đồng Nai có rất nhiều điểm đến thiên nhiên hấp dẫn như: hồ Trị An, Vườn quốc gia Cát Tiên…, tuy nhiên các đơn vị khai thác du lịch tại đây đa phần sử dụng phương thức quảng bá, quản lý truyền thống. Trong khi đó, khách hàng hiện đại đều có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi như: trải nghiệm tương tác, xem review (giới thiệu), booking (đặt) dịch vụ du lịch trên điện thoại, tài khoản mạng xã hội của mình.
“Việc tối ưu hóa trải nghiệm thông qua việc tương tác trực tuyến cũng như tìm kiếm, đặt vé tham quan, đặt phòng, tour du lịch, ăn uống trên cùng một ứng dụng, fanpage hay website sẽ giúp khách du lịch nắm bắt sản phẩm và dịch vụ một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian; đồng thời, giúp các DN, cơ sở lưu trú du lịch hiểu rõ hơn mong muốn của du khách” – chị Tuyền chia sẻ.
Tại hội thảo CĐS trong lĩnh vực du lịch do Sở VH-TTDL và Hiệp hội Du lịch Đồng Nai tổ chức vào tháng 10-2023, diễn giả Phạm Hùng Đức, Trưởng đại diện Tập đoàn VNPT tại Đồng Nai chia sẻ, các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy CĐS, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch, nền tảng trực tuyến trong lĩnh vực du lịch đó là việc chú trọng tự động, tối ưu hóa quy trình; phát triển, quản lý, ứng dụng hiệu quả các nền tảng truyền thông xã hội, kết nối ứng dụng (app) du lịch, liên kết ngành, vùng, quốc tế về du lịch. Đồng thời, cần lưu ý đến các yếu tố nền tảng về dữ liệu số, an toàn, bảo mật thông tin…
>> Xem thêm: Đại học từ xa là gì? Phương pháp đào tạo hiệu quả trong thời đại mới