Ví dụ về 5 quan điểm quản trị marketing và cách ứng dụng

Quản trị marketing có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm phản ánh cách doanh nghiệp tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bài viết này PTIT sẽ tìm hiểu ví dụ về 5 quan điểm quản trị marketing, giúp bạn ứng dụng một cách thông minh và hiệu quả.

1. Hiểu về quan điểm quản trị Marketing

Quan điểm quản trị Marketing là gì?

Quan điểm Quản trị Marketing là tập trung vào việc điều hành các hoạt động tiếp thị trong tổ chức để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh. Quản trị Marketing bao gồm phân tích thị trường, hiểu và đáp ứng nhu cầu khách hàng, xác định cơ hội kinh doanh và xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp.

2. Tìm hiểu và ví dụ về 5 quan điểm quản trị Marketing cụ thể

Ví dụ về 5 quan điểm quản trị Marketing phổ biến

Mỗi quan điểm tập trung vào một khía cạnh cụ thể của hoạt động tiếp thị, dưới đây là ví dụ về 5 quan điểm quản trị marketing phổ biến

2.1. Quan điểm Marketing về sản xuất

  • Khái niệm: Người tiêu dùng yêu thích sản phẩm bán rộng rãi và có giá thành phải chăng.
  • Cách thực hiện: Tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả phân phối. Giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm
  • Ví dụ: Mì ăn liền Hảo Hảo là ví dụ về 5 quan điểm quản trị Marketing điển hình về sản xuất khi đây từng là thương hiệu mì ăn liền đứng đầu tại Việt Nam khi đánh vào phân khúc rẻ, bình dân và nguồn cung lớn, có mặt rộng rãi tại mọi miền cả nước.

2.2. Quan điểm quản trị Marketing về sản phẩm

  • Khái niệm: Người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm có chất lượng cao, nhiều công dụng và tính năng mới.
  • Cách thực hiện: Tập trung nghiên cứu và cải tiến sản phẩm cao cấp.
  • Ví dụ: Nông sản hữu cơ ngày càng được chú trọng, việc ăn no không còn là ưu tiên như trước đây; rau an toàn và rau sạch dần thay thế cho rau không rõ nguồn gốc và không có thương hiệu; gạo không chỉ dùng để nấu cơm mà còn được chế biến thành nhiều món khác như bánh canh, bánh tráng, phở, bún… Muối cũng đa dạng hơn với các loại như muối xanh, muối đỏ, muối tỏi, muối tôm,…

2.3. Ví dụ quan điểm Marketing về bán hàng

  • Khái niệm: Người tiêu dùng yêu thích các chương trình khuyến mãi và được thuyết phục lựa chọn sản phẩm trước dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Cách thực hiện: Thiết kế cửa hàng hiện đại, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Ví dụ: Năm 2014, Winmart gia nhập thị trường bán lẻ, cạnh tranh với các siêu thị lâu đời và cửa hàng tạp hóa. Với chiến lược marketing tập trung vào bán hàng, Winmart phát triển mạng lưới rộng khắp, tạo sự tiện lợi và dễ dàng nhận diện thương hiệu. Giá cả và khuyến mãi là hai yếu tố cạnh tranh chính cùng việc phát triển đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và đa dạng hóa dịch vụ, đến nay WinMart đã có tổng cộng 3.633 cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc.

2.4. Ví dụ quan điểm quản trị Marketing về tiếp thị

  • Khái niệm: Người tiêu dùng yêu thích các chương trình khuyến mãi và được thuyết phục lựa chọn sản phẩm trước dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Cách thực hiện: Thiết kế cửa hàng hiện đại, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Ví dụ: Grab là thương hiệu “xe ôm công nghệ” nổi bật với ứng dụng online tiện lợi, nhanh chóng và dễ sử dụng. Để đạt được thành công hiện nay Grab đã xây dựng và triển khai các chiến lược marketing hiệu quả theo mô hình Marketing Mix 4P:
ProductGrab luôn phát triển sản phẩm của mình song song với nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm dịch vụ của Grab khá đa dạng với GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabFood, GrabExpress và gần đây nhất là GrabShare.
PriceGrab “chiếm lĩnh” thị trường với mức giá mềm, nhiều các hình thức khuyến mãi hay chào mừng khách hàng mới.
PlaceBạn có thể thấy những chú xe ôm áo xanh ở bất kỳ đâu từ các con đường nẻo phố đến trung tâm thương mại, khu vui chơi, quán ăn, nhà hàng,…
PromotionGrab truyền thông trên đa kênh, Grab tận dụng hình ảnh màu áo xanh quen mắt để khắc ghi vào tâm trí khách hàng, từ đó lưu giữ hình ảnh thương hiệu và thông điệp bằng Visual Marketing.

2.5. Ví dụ về quan điểm trách nhiệm xã hội

  • Khái niệm: Cân bằng ba yếu tố: lợi nhuận của công ty, mong muốn của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội.
  • Cách thực hiện: Cung cấp giá trị cho khách hàng theo cách vừa duy trì vừa cải thiện phúc lợi cho người tiêu dùng và xã hội.
  • Ví dụ: Vinamilk là ví dụ về 5 quan điểm quản trị marketing liên quan đến trách nhiệm xã hội với chiến dịch “Vươn cao Việt Nam”, mang 40.000 ly sữa cho trẻ em nghèo ở 40 tỉnh thành trên cả nước, hỗ trợ những trẻ em khó khăn, sống ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện uống sữa thường xuyên. Vinamilk đã và đang tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, nhân văn vì cộng đồng. Chính nhờ vậy, Vinamilk đã trở nên gần gũi và thân thiết hơn với cả trẻ em lẫn người dân Việt Nam.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng hai lợi ích đầu nhưng lại bỏ qua lợi ích xã hội như gây ô nhiễm, huỷ hoại môi trường, cạn kiệt tài nguyên hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Hệ quả là họ bị xã hội chỉ trích và tẩy chay. Các hãng thuốc lá là ví dụ điển hình khi ngày càng bị xã hội phản đối và chính phủ đã cấm mọi hình thức quảng cáo về sản phẩm này.

Xem thêm: Điểm danh các kỹ năng của nhà quản trị xuất sắc phải có!

3. Bảng so sánh chi tiết 5 quan điểm quản trị Marketing

Bảng so sánh chi tiết 5 quan điểm quản trị Marketing

Tiêu chí
Quan điểm sản xuấtQuan điểm sản phẩmQuan điểm bán hàngQuan điểm MarketingQuan điểm xã hội
Định hướngTập trung vào sản xuất và phân phối rộng rãiTập trung phát triển sản phẩm có chất lương caoTập trung vào bán hàngTập trung vào nhu cầu của khách hàngTập trung chính và lợi ích của xã hội và môi trường
Mục tiêu chínhTối ưu hóa quy mô sản xuất, giảm giá thànhTạo ra các sản phẩm có tính vượt trộiBán càng nhiều sản phẩm càng tốtXây dựng mỗi quan hệ khách hàngĐáp ứng nhu cầu khách hàng và bảo vệ môi trường
Tiêu chí thành côngSản phẩm sẵn có, giá rẻChất lượng sản phẩmDoanh thu bán hàngSự hài lòng, tin tưởng của khách hàngMang lại lợi ích lâu dài cho xã hội
Trọng tâmSản xuất đại tràm chi phí thấpCải tiến sản xuất liên tụcTập trung vào chiến lược bán hàngTập trung nghiên cứu thị trường, vượt trội hơn đối thủTạo ra được giá trị bền vững, thân thiện môi trường
Ưu điểmHiệu quả với thị trường có cầu lớn hơn cungPhù hợp với khách hàng cần sản phẩm cao cấpTiêu thụ sản phẩm nhanh chóngXây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàngĐáp ứng nhu cầu của khách hàng và xã hội
Nhược điểmChất lượng sản phẩm, nhu cầu của khách hàng không được chú trọngGiảm khả năng tiếp cận và bỏ qua tiêu chí giá thànhKhông chú trọng vào xây dựng quan hệ khách hàng lâu dàiCần tập trung thời gian và nguồn lực để nghiên cứu, phân tích thị trườngTốn chi phí và đòi hỏi tính lâu dài

Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực Marketing, muốn tìm hiểu sâu hơn nhưng không có thời gian đi học trên trường. Ngành Quản trị Kinh Doanh hệ từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PTIT sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn với những ưu điểm như:

  • Học online 100%, linh hoạt về thời gian và không gian khi người học có thể học bất kỳ lúc nào, ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối internet. Dễ dàng cân bằng giữa học tập, công việc và cuộc sống cá nhân.
  • Thời gian đào tạo từ 2 – 4,5 năm tùy theo văn bằng xét tuyển đầu vào, thời gian học của bạn sẽ được miễn giảm tương ứng.
  • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh tại trường, bạn sẽ nhận được bằng Cử nhân có giá trị tương đương với bằng chính quy, được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài viết trên PTIT đã giúp bạn tìm hiểu và đưa ra ví dụ về 5 quan điểm quản trị marketing, giúp bạn hiểu cách doanh nghiệp có thể áp dụng từng quan điểm để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Hy vọng những ví dụ này mang lại cái nhìn sâu sắc về cách triển khai chiến lược marketing hiệu quả.

Nếu bạn quan tâm đến khóa học của chúng tôi đừng ngần ngại liên hệ ngay với PTIT qua số hotline 0846 77 00 22 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

>>> Nguồn tham khảo: hbr.edu.vn, pms.edu.vn, vinuni.edu.vn, studocu.vn

>>> Bài viết liên quan:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Điểm danh các kỹ năng của nhà quản trị xuất sắc phải có!

Nhà quản trị đóng vai trò là “đầu tàu” giúp dẫn dắt nhân sự hoàn thành công việc, tạo nên sự thành công của...

Quản trị bán hàng là gì? Vai trò của quản trị bán hàng với doanh nghiệp

Bán hàng không chỉ đơn thuần là trao đổi hàng hóa lấy tiền bạc, mà đó là cả một quá trình phức tạp đòi...

Học ngành quản trị kinh doanh ra làm gì trong năm 2025?

Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế và phát triển. Điều này mở ra vô số cơ hội hợp tác cho công...

Học ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì khi ra trường?

Quản trị Kinh doanh là một ngành học hấp dẫn, được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhờ tính ứng dụng cao và cơ hội...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!