Giải đáp thắc mắc: Có nên vừa học vừa làm công nghệ thông tin không?

Công nghệ thông tin là một ngành học hot đem lại nguồn thu nhập mơ ước và có tiềm năng phát triển bền vững trong tương lai. Vậy có nên vừa học vừa làm công nghệ thông tin không? Lợi thế là gì khi lựa chọn hình thức đào tạo này đối với người học. Cùng tìm hiểu những sự thật thú vị đó qua bài viết dưới đây của E-PTIT nhé!

1. Tỷ lệ sinh viên thất nghiệp khi ra trường hiện nay

vua hoc vua lam cong nghe thong tin
Tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ cao đẳng, đại học là 30,8%

Trong hội thảo bàn về vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào năm 2022, có khoảng 1,2 triệu người thất nghiệp. Trong đó, khoảng 30,8% là người có trình độ cao đẳng, đại học. Ngoài ra, trong số liệu về tình hình kinh tế – xã hội quý II do Tổng cục thống kế ban hành năm 2023, có 2,27% tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động.

Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng như vậy? Bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh như những biến động của nền kinh tế, chiến tranh và bệnh dịch vừa xảy ra, thì nguyên nhân còn đến từ sự chủ quan và khả năng nắm bắt tình hình chưa sát sao của nhiều sinh viên. Việc thụ động trong công tác tích lũy kinh nghiệm, xây dựng hồ sơ cá nhân và thói quen trì hoãn dễ khiến các bạn trẻ mới ra trường rơi vào bẫy thất nghiệp. Tình trạng này có thể kéo dài từ 6 tháng đến hơn 1 năm, thậm chí nó còn khiến nhiều bạn trẻ chán nản và có ý định tìm việc làm trái ngành.

Để xử lý thực trạng đó thì việc vừa học vừa làm công nghệ thông tin có thể nói là biện pháp hiệu quả, dễ ứng dụng đối với người học. Cùng tìm hiểu những lợi ích của hình thức đào tạo này trong phần tiếp theo của bài viết.

>> Xem thêm: Tổng hợp các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng

2. Tại sao nên vừa học vừa làm công nghệ thông tin?

Việc vừa học vừa làm công nghệ thông tin không còn là vấn đề ít gặp ở giới trẻ hiện nay. Thậm chí, có nhiều bạn trẻ chủ động lựa chọn hình thức đào tạo này bởi nhận thấy những lợi ích như:

2.1. Thời gian đào tạo ngắn

Đối với hệ vừa học vừa làm công nghệ thông tin, người học chỉ mất từ 2 tới 3 năm đào tạo. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tranh thủ học bất kỳ lúc nào với thời gian rảnh. Nhưng không có sự khác biệt lớn về kiến thức đào tạo và người học có thể ra trường sớm để đi làm.

2.2. Có thể vừa học vừa làm công nghệ thông tin

vua hoc vua lam cong nghe thong tin
Vừa học vừa làm công nghệ thông tin có nhiều lợi ích cho người học

Các tiết học thường diễn ra vào buổi tối, nên học viên có thể vừa học vừa làm để lấy kinh nghiệm sớm. Ngành công nghệ thông tin hiện nay cũng đánh giá cao những ứng viên có tham gia nhiều dự án lập trình và thời gian làm việc hơn là những ứng viên chỉ có bằng cấp.

>> Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?

2.3. Giá trị bằng cấp tương đương đào tạo chính quy

Bạn không cần lo lắng về bằng cấp nếu chọn hệ vừa học vừa làm công nghệ thông tin, hay bất cứ ngành nào khác. Vì hiện tại bộ Giáo dục đã ban hành và sửa đổi luật để công nhận giá trị bằng cấp của hình thức đào tạo vừa học, vừa làm. Theo đó, trên văn bằng không còn ghi hình thức đào tạo, nghĩa là văn bằng có giá trị tương đương với hệ chính quy.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng cho các mục đích như tìm việc làm, hay học liên thông, học lên bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ,..

>> Xem thêm: Bằng đại học trực tuyến có giá trị không?

2.4. Giúp người học không rơi vào tình trạng thất nghiệp

vua hoc vua lam cong nghe thong tin
Vừa học vừa làm giúp người học nhanh chóng kiếm được việc

Việc vừa học vừa làm công nghệ thông tin ngay từ khi nhập học sẽ giúp bạn không còn mơ hồ về ngành nghề này. Bạn sẽ biết nên học những gì, học vì điều gì và vận dụng các kiến thức giảng dạy ra sao. Ngoài ra, hình thức học tập này cũng giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn và cảm thấy có động lực phấn đấu cả trong công việc lẫn học hành.

3. Trường đại học nào hỗ trợ vừa học vừa làm công nghệ thông tin?

Hiện có nhiều trường đại học đã tổ chức đào tạo vừa học vừa làm công nghệ thông tin tại Việt Nam. Một vài cái tên mà bạn có thể tìm hiểu như:

3.1. Đại học Bách Khoa Hà Nội

Vừa học vừa làm công nghệ thông tin ở đâu tốt nhất? Câu trả lời chính là ở đại học Bách Khoa.

Ngành công nghệ thông tin nằm trong số 46 chuyên ngành đào tạo được nhà trường tổ chức theo hình thức vừa học vừa làm. Nếu bạn muốn học tập tại một cơ sở đào tạo có lịch sử phát triển lâu đời lĩnh vực công nghệ thông tin, thì đây chính là nơi dành cho bạn. Trường Bách Khoa nằm trong top các trường đào tạo cho xã hội hàng ngàn kỹ sư công nghệ trình độ cao.

3.2. Hệ vừa học vừa làm công nghệ thông tin : Đại học Mở Hà Nội

Nhà trường đã có hơn 182 khoá khai giảng hình thức vừa làm vừa, nhận được phản hồi tích cực từ phía các học viên. Hiện nhà trường đang tổ chức 08 chuyên ngành đào tạo hệ này. Bao gồm: công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh, luật kinh tế, kế toán, luật, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin về chương trình học tại website của nhà trường.

3.3. Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh

Là ngôi trường có bề dày lịch sử trong việc giảng dạy các chuyên ngành công nghệ tại TP. Hồ Chí Minh nhất hiện nay. Nếu bạn mong muốn tìm cho mình một cơ sở đào tạo vừa học vừa làm công nghệ thông tin uy tín hãy tham khảo gợi ý này nhé. Đây là một trong những trường đại học trọng điểm chuyên đào tạo và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam.

3.4. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (PTIT) là trường đi đầu trong những ngành học liên quan đến thông tin truyền thông, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Với thứ hạng 17 trong top 100 trường Đại học uy tín và đáng học nhất tại Việt Nam, thật tiếc nếu bạn theo học mảng công nghệ thông tin mà lại không cân nhắc PTIT.

Hệ đào tạo đại học từ xa của Học viện hiện đang tuyển sinh bằng hình thức xét học bạ ngành Công nghệ thông tin. Với hình thức này, học viên có thể vừa đi học nâng cao kiến thức, vừa đi làm tích lũy kinh nghiệm lại có thêm thu nhập. Sau khi hoàn thành chương trình học, học viên được nhận bằng tốt nghiệp do học viện cấp không ghi hình thức đào tạo. Đặc biệt, học viên còn được giảng dạy học phần tiếng Nhật với trình độ tương đương N4 các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Một điểm khác biệt của hệ đào tạo từ xa PTIT nữa là bạn được đào tạo trao đổi trực tiếp với giảng viên 2 buổi/tuần. Đây là điểm khác biệt mà không phải hệ từ xa của trường nào cũng có được. Đây đúng là một ưu điểm tuyệt vời.

>> Xem thêm: Ưu điểm của hệ đào tạo từ xa PTIT. Những ngành học hiện nay tại PTIT

4. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về lợi ích của việc vừa học vừa làm công nghệ thông tin dành cho bạn. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng thực trạng học viên có việc làm sau khi ra trường hiện nay là điều quan trọng trong quá trình lựa chọn hình thức công nghệ thông tin phù hợp. Hãy tỉnh táo và luôn suy nghĩ thận trọng để xây dựng con đường sự nghiệp cho bản thân tốt nhất bạn nhé. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành tựu trong sự nghiệp!

Nguồn: Funix.edu.vn; Gso.gov.vn; Nhandan.vn; Dantri.com.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....

Hệ thống IoT là gì? Những đặc trưng của hệ thống IoT mà bạn nên biết

Trong kỷ nguyên số, Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Để bắt kịp xu hướng và nắm bắt...

IoT viết tắt của từ gì, có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

IoT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!