Bạn vẫn đang hằng ngày sử dụng các ứng dụng mạng xã hội hay hệ điều hành windows trên máy tính. Nhưng bạn đã biết các phần mềm, chương trình máy tính này được tạo ra từ đâu chưa? Tất cả phần mềm, ứng dụng trên máy tính hay thiết bị di động đều là sản phẩm của ngành kỹ thuật phần mềm. Để tìm hiểu học kỹ thuật phần mềm ra làm gì cũng như địa điểm đào tạo uy tín, mời bạn đọc xem ngay bài viết sau đây.
1. Có nên học kỹ thuật phần mềm không?
Có nên học kỹ thuật phần mềm không là câu hỏi được nhiều bạn học sinh đặt ra trong các diễn đàn tư vấn tuyển sinh. Nếu bạn đang thấy đam mê với công nghệ thông tin và muốn tạo ra phần mềm giúp ích cho xã hội thì chắc chắn nên học kỹ thuật phần mềm. Vậy, lý do nên học ngành này là gì?
1.1 Có nhu cầu tuyển dụng cao
Kỹ thuật phần mềm là ngành nghề đang rất khát nhân lực. Nhu cầu tuyển dụng hàng năm luôn có xu hướng tăng cao nên tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn trẻ. Theo thống kê, nhu cầu nhân lực kỹ thuật phần mềm chiếm 50% trong tổng số các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì thế, có thể nói kỹ thuật phần mềm là ngành nghề hot nhất của nhóm ngành IT.
Tuy nhu cầu tuyển dụng nhân lực công nghệ phần mềm cao nhưng số lượng nhân lực ngành này chỉ tăng trưởng rất thấp, trung bình 8%/năm. Vì thế, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự thiếu hụt kỹ sư kỹ thuật phần mềm. Theo thống kê năm 2021, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành này là 500000 người nhưng lại thiếu hụt hơn 160000 người. Do đó, những người học công nghệ thông tin cũng lấn sân sang làm kỹ thuật phần mềm vì cảm thấy cơ hội việc làm quá hấp dẫn.
1.2 Mức lương khá hấp dẫn
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn nằm trong top 10 các ngành nghề có mức lương cao nhất. Đây cũng là điều khiến cho nhiều bạn trẻ thích thú theo học ngành này. Tuy nhiên, mức lương cao luôn đồng nghĩa với bạn cần chịu áp lực cao và khối lượng công việc khá nhiều.
Khi mới ra trường làm việc ở vị trí thực tập sinh, bạn đã dễ dàng nhận được mức lương từ 8 – 10 triệu đồng. So với những ngành khác thì cần kinh nghiệm mới đạt được lương như thế này. Khi làm việc vài năm và thăng tiến lên vị trí quản lý, mức lương trung bình khoảng 22 – 45 triệu đồng. Mức lương ở vị trí giám đốc kỹ thuật phần mềm sẽ cao hơn, từ 67,5 triệu đồng trở lên. Nếu làm việc ở các công ty lớn thì bạn còn nhận được lương thưởng hấp dẫn hơn nữa.
Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu?
2. Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì?
Sau khi học xong kỹ thuật phần mềm, bạn có cơ hội trở thành kỹ sư phát triển phần mềm/game ở các công ty phát hành phần mềm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sức với vị trí kỹ sư kiểm thử hoặc bảo trì phần mềm. Khi là 1 kỹ sư, bạn có cơ hội thăng tiến theo lộ trình như sau: kỹ sư cấp cơ sở -> kỹ sư phần mềm cao cấp -> trưởng nhóm kỹ thuật -> kiến trúc sư kỹ thuật -> giám đốc kỹ thuật phần mềm.
Nếu yêu thích nghiên cứu, bạn có thể tham gia làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu của viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, bạn có cơ hội trở thành giảng viên kỹ thuật phần mềm tại các trường đại học, cao đẳng nếu học lên thạc sĩ, tiến sĩ.
Một hướng đi nữa cho bạn là có thể tự phát hành phần mềm, game hay khởi nghiệp với 1 công ty công nghệ. Tuy nhiên, để làm được điều này bạn cần có tiềm lực tài chính, khả năng kinh doanh và hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật phần mềm.
Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?
3. Nên học kỹ thuật phần mềm ở đâu?
Sau khi biết học kỹ thuật phần mềm ra làm gì, nhiều bạn lại cảm thấy đau đầu trong vấn đề chọn trường. Bởi 1 trường học uy tín và có thế mạnh về công nghệ sẽ đào tạo kỹ thuật phần mềm tốt hơn. Trong đó, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ đào tạo từ xa là chương trình đào tạo lý tưởng nếu bạn muốn học các ngành công nghệ.
Trường sở hữu phương pháp đào tạo tốt cùng hệ thống bài giảng phong phú. Vì thế sẽ giúp sinh viên nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và kỹ thuật phần mềm nói riêng. Trường thường xuyên khuyến khích sinh viên thực hành và tự do sáng tạo ra những ứng dụng phần mềm để họ không cảm thấy bỡ ngỡ khi đi làm.
Khi học tập tại trường, bạn sẽ được tiếp xúc với đội ngũ giảng viên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và luôn tâm huyết với học sinh của mình. Giảng viên không chỉ đào tạo kiến thức mà còn là nguồn cảm hứng để sinh viên học tập tốt hơn.
Bài viết trên trình bày những thông tin về ngành kỹ thuật phần mềm và trả lời câu hỏi “học kỹ thuật phần mềm ra làm gì”. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin để bạn đọc chọn ngành và học tập hiệu quả.
Xem thêm: Tổng quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Nguồn: ptit.edu.vn, hanoi.fpt.edu.vn, topdev.vn, glints.com