Bằng kỹ sư là một loại bằng được cấp cho những người chuyên phụ trách các công việc mang tính chất chuyên môn cao về kỹ thuật, các hệ thống máy móc. Vậy bằng kỹ sư ở Việt Nam là gì? Cùng E-PTIT tìm hiểu nhé!
1. Bằng kỹ sư ở Việt Nam là gì?
Bằng kỹ sư ở Việt Nam là một loại bằng được cấp cho những người chuyên phụ trách các công việc liên quan đến kỹ thuật, thiết kế, phân tích và xây dựng những vấn đề liên quan đến các máy móc, hệ thống máy móc,… nhằm mục đích là hoàn thành các mục tiêu và yêu cầu nhằm hạn chế tối đa chi phí thực hiện, giúp đảm bảo tính an toàn của dự án.
Bằng kỹ sư ở Việt Nam thường được cấp cho những sinh viên tốt nghiệp đại học ở khối ngành kỹ thuật. Như vậy, những kỹ sư vẫn phải trải qua 4 năm đào tạo như các sinh viên thông thường. Đây là học vị riêng biệt dành cho những ai đã tốt nghiệp đại học ở các ngành kỹ thuật như cơ khí, xây dựng, điện tử, hàng hải,…
Để có thể nhận được bằng kỹ sư, các sinh viên cũng phải đảm bảo đã hoàn thành hết các chương trình đào tạo và trải qua kỳ thực tập tại các nhà máy, công xưởng hoặc doanh nghiệp,… để hoàn thành đồ án tốt nghiệp có nội dung xoay quanh kiến thức đã được học tại trường và tại nơi thực tập rồi sau đó sẽ được trình lên hội đồng chấm tốt nghiệp.
2. Khi nào sẽ được cấp bằng kỹ sư?
Theo điều 14 của nghị định số 99/2019/NĐ-CP, quy định về trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu có tính đặc thù, quy định rõ ràng về các tiêu chí và khối lượng học tập cần thiết.
Theo đó, trình độ đào tạo sẽ được xác định dựa vào các chương trình đào tạo chuyên sâu mang tính đặc thù, với điều kiện cụ thể như sau:
Đầu tiên, người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương sẽ phải tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo với khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên. Trong khi đó, những người đã tốt nghiệp đại học cần hoàn thành chương trình đào tạo với khối lượng từ 30 tín chỉ trở lên.
Ngoài ra, với những ai đã có trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam quy định, họ sẽ được tham gia chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù với khối lượng học tập từ 90 tín chỉ đổ lên.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, để có thể đạt được trình độ đào tạo trong các ngành đào tạo đặc thù, người học sẽ phải luôn đáp ứng đúng điều kiện về khối lượng học tập, tuân thủ các quy định về đầu vào và đầu ra, cùng với các tiêu chí khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Đặc biệt, việc xếp hạng người đã tốt nghiệp vào bậc tương đương trong khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ giúp định hình và đánh giá một cách chính xác về trình độ của họ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cấp bằng kỹ sư ở Việt Nam đối với những ai đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù.
>> Xem thêm: Tố chất cần có để sở hữu bằng kỹ sư công nghệ thông tin
3. Các loại bằng kỹ sư ở Việt Nam hiện nay?
Không giống như các bằng cử nhân của các ngành học khác, bằng kỹ sư ở Việt Nam sẽ không có sự phân chia về bằng cấp. Tuy nhiên, bằng kỹ sư ở Việt Nam sẽ bao gồm một số ngành nghề sau đây:
- Bằng kỹ sư cơ khí
- Bằng kỹ sư hàng không
- Bằng kỹ sư xây dựng
- Bằng kỹ sư điện lực
- Bằng kỹ sư phần mềm
- Bằng kỹ sư hóa học
- Bằng kỹ sư môi trường
>> Xem thêm: Các trường cấp bằng kỹ sư kỹ thuật điện tử viễn thông hiện nay
4. Một số quy định mới về bằng kỹ sư ở Việt Nam
Vào năm 2022, đã có một sự thay đổi về cách thức phân biệt bằng kỹ sư ở Việt Nam và bằng cử nhân kỹ sư. Theo như quy định mới cho biết, văn bằng đối với một số nhóm ngành đào tạo chuyên sâu có tính đặc thù thuộc hệ thống giáo dục hệ đại học bao gồm bằng kỹ sư, bằng bác sĩ và một số loại văn bằng khác được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều kiện để sở hữu bằng kỹ sư ở Việt Nam đối với trình độ đào tạo chuyên sâu của các nhóm ngành kỹ thuật, sinh viên sẽ phải đáp ứng đủ điều kiện hoàn thành khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên.
Bởi vì để xếp được vào nhóm văn bằng chuyên sâu cùng với bác sĩ, kiến trúc sư, vì thế bằng kiến trúc sư sẽ nhiều hơn bằng cử nhân tối thiểu 30 tín chỉ. Như vậy thì thời gian đào tạo bằng kỹ sư ở Việt Nam sẽ được kéo dài hơn trong thời gian sắp tới.
>> Xem thêm: Nên lấy bằng cử nhân hay kỹ sư khi học đại học?
5. Cơ sở đào tạo bằng kỹ sư hệ từ xa nào uy tín, chất lượng?
Hiện nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang là một trong những cơ sở đào tạo bằng kỹ sư uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Ngoài hệ đào tạo chính quy thông thường, học viện cũng đang tổ chức đào tạo bằng kỹ sư ở Việt Nam với hệ đào tạo từ xa.
Các khối ngành kỹ sư học viện đang đào tạo hệ từ xa đó là ngành công nghệ thông tin và ngành kỹ thuật điện tử viễn thông.
Với hình thức đào tạo này, những người đang vừa học vừa làm, người đang có ý định chuyển sang ngành nghề, lĩnh vực khác, người không có đủ điều kiện để theo học trực tiếp sẽ dễ dàng tiếp cận được lượng kiến thức chất lượng, vì tính tiện lợi mà nó mang lại.
Ngoài ra, học viện đã thêm chương trình đào tạo tiếng Nhật vào chương trình học tự chọn của học viện. Giờ đây, bạn chỉ cần hoàn thành đủ 14 tín chỉ tiếng Nhật là đã có trình độ tiếng Nhật tương đương N4.
Về giá trị của văn bằng sau khi tốt nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì trên bằng sẽ không ghi hình thức đào tạo và sẽ có giá trị tương đương với các văn bằng khác.
>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh: Bằng đại học từ xa có giá trị không?
6. Kết luận
Dưới đây là bài viết của PTIT E-Learning xin gửi đến bạn về chủ đề các thông tin hữu ích về bằng kỹ sư ở Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến giá trị dành cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải quyết, đừng ngần ngại để lại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
Nguồn: luatminhkhue.vn, daotaolientuc.edu.vn, thuvienphapluat.vn