Các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh theo quy định luật pháp Việt Nam

Hoạt động kinh doanh là hoạt động được những nhà nước bảo hộ, vì thế mà người kinh doanh phải đăng ký theo đúng quy định từ pháp luật. Vậy các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh là gì, sẽ ra sao nếu bạn kinh doanh nhưng không đăng ký. Tất tần tật những giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây của E-PTIT.

1. Có bắt buộc các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh không?

cac nganh nghe phai dang ky kinh doanh
Một số ngành nghề sẽ không bị bắt buộc đăng ký kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức có thể kinh doanh hợp pháp với những điều kiện nhất định. Giấy phép kinh doanh là sự xác nhận địa điểm kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia và là cơ sở giúp cơ quan quản lý của một quốc gia quản lý trật tự xã hội và điều kiện kinh doanh thuận tiện hơn.

Theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, sẽ có 05 đối tượng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; Người bán hàng rong, quà vặt; những người kinh doanh lưu động, người kinh doanh thời vụ, người làm dịch vụ có thu nhập thấp. Bất kì trường hợp kinh doanh nằm ngoài nhóm trên đều phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh và cơ hội nghề nghiệp

2. Các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh

cac nganh nghe phai dang ky kinh doanh
Có nhiều ngành nghề khác nhau nằm trong hạng mục phải đăng ký kinh doanh

Có nhiều cách phân loại các nhóm ngành nghề phải đăng ký kinh doanh, trong đó, cách phân loại phổ biến hiện nay là các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh theo cơ cấu kinh tế.

2.1. Nhóm ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản

Những người kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan, lĩnh vực chăn nuôi và săn bắt, đánh bẫy các nhóm động vật được xếp vào nhóm ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản khi đăng ký kinh doanh. Trừ trường hợp hộ gia đình sản xuất sẽ không phải đăng ký kinh doanh, mọi trường hợp khác đều thuộc các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh.

>> Xem thêm: Các ngành nghề hot hiện nay mà bạn nên tham khảo!

2.2. Nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng

Tại nước ta, ngành công nghiệp- xây dựng luôn là ngành quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nhà ở và các dự án xây dựng tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, ngành công nghiệp cũng được coi là ngành trụ cột trong số những lĩnh vực, ngành nghề hiện nay. Để kinh doanh trong lĩnh vực này,. mọi người bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.

>> Xem thêm: Những mặt trái của ngành quản trị kinh doanh mà bạn nên biết

2.3. Nhóm ngành Du lịch và dịch vụ – một trong các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh cơ bản

Trong ngành dịch vụ hiện nay, một trong những ngành có tiềm năng phát triển không giới hạn chính là du lịch. Đây là một phần phổ biến trong ngành dịch vụ ngày nay và được ưa chuộng vì nó không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, giải trí của con người mà còn mang lại lợi ích cho mọi người. Đó là lý do có nhiều người kinh doanh trong lĩnh vực du lịch này.

Bên cạnh đó còn có các lĩnh vực dịch vụ, được xem là ngành cung cấp các sản phẩm vô hình khác bao gồm quán ăn, uống, tư vấn, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,…Những ai kinh doanh trong mảng này đều phải đăng ký theo đúng quy định pháp luật.

>> Xem thêm: Tổng hợp các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng

3. Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm gì nếu không đăng ký kinh doanh?

cac nganh nghe phai dang ky kinh doanh
Người kinh doanh có thể phải đối diện với việc bị phạt nếu không đăng ký kinh doanh

Nghị định số 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, hàng giả, sản xuất, kinh doanh và quy định về mua bán của người tiêu dùng có quy định về việc đăng ký kinh doanh và mức phạt cho những ai không đăng ký kinh doanh.

Theo Điều 6 của Nghị định, mức vi phạm của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động của hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận vi phạm là từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu không đăng ký kinh doanh, những nhà kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau sẽ không được bảo hộ bởi luật pháp. Từ đó, đặt ra nhiều rủi ro về mặt pháp luật đối với những người kinh doanh.

Để đảm bảo việc đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, những ai làm việc trong lĩnh vực này cần có kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp. Đó là động lực để Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cung cấp hệ đào tạo từ xa ngành Quản trị kinh doanh.

Chương trình đào tạo đại học từ xa Quản trị kinh doanh của nhà trường được cung cấp dựa trên nền tảng của E-Learning, với chất lượng đào tạo tối ưu, đầy đủ, toàn diện, khai phóng. Trường cũng sở hữu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, tận tâm, nhiệt tình, hỗ trợ tối ưu cho các học viên trong hành trình chinh phục ngành học của mình.

Bên cạnh đó, PTIT cũng có 2 lựa chọn học phần ngoại ngữ cho người học, trong đó có học phần Nhật ngữ với 14 tín chỉ tự chọn. Sau thời gian đào tạo, người học sẽ đạt trình độ tương ứng với bằng N4, giúp học viên sẵn sàng cho những thử thách trong công việc kinh doanh của mình.

Mọi chi tiết về chương trình đào tạo và nội dung về việc các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh. Đừng quên để lại liên hệ để nhận được những tư vấn chi tiết hơn nữa từ các thầy cô học viện nhé!

Nguồn: luat247.vn, luatminhkhue.vn, luatminhkhue.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

28 tuổi học lập trình có trễ không?

Ngành lập trình với nhiều hướng đi, cơ hội thu nhập tốt, là lựa chọn theo đuổi của nhiều bạn trẻ. Vậy với những...

3 Bí quyết tự học lập trình tại nhà hiệu quả

Học lập trình tại nhà đang trở thành xu hướng với những ưu điểm vượt trội về sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí...

Những bí kíp học lập trình online cho người mới bắt đầu

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ. Công cuộc chuyển đổi số cũng diễn ra nhanh chóng trong...

Tất tần tật về ngành công nghệ thông tin văn bằng 2

Công nghệ thông tin (IT) là một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều sinh viên hàng năm....
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!