Nhiều sĩ tử sắp bước chân vào ngưỡng cửa đại học không biết học công nghệ thông tin làm nghề gì? Hay sinh viên học xong không biết mình sẽ có cơ hội nào? Đừng quá lo lắng, qua bài viết này các bạn sẽ có được hình dung bao quát hơn về cơ hội việc làm sau khi học chuyên ngành công nghệ thông tin.
1. Ngành công nghệ thông tin là gì?
Hiểu một cách ngắn gọn, công nghệ thông tin là một ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để xử lý các dữ liệu bao gồm: Lưu trữ, bảo vệ, xử lý, trao đổi thông tin. IT (Information Technology) là một cái tên dùng để gọi những người làm trong lĩnh vực này.
Mục tiêu chung của khối khoa học công nghệ thông tin chính là phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ ở đây chính là sửa chữa, tạo mới, sử dụng máy tính bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Ngoài ra ngành này còn đưa ra các giải pháp xử lý thông tin trên nền tảng cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Về cơ bản, ngành công nghệ thông tin sẽ chia thành 5 lĩnh vực chính: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.
Xem thêm: Học đại học từ xa trường nào tốt?
2. Học công nghệ thông tin làm nghề gì sau này?
Ở mục trên chúng ta đã có thể hiểu sơ qua về ngành học công nghệ thông tin. Vậy ở mục này chúng ta cùng điểm qua về một số lĩnh vực và sinh viên học công nghệ thông tin làm nghề gì sau khi ra trường.
Lập trình viên Công nghệ thông tin
Sự lựa chọn được nhiều bạn trẻ ưu tiên nhất nếu học công nghệ thông tin là sẽ trở thành một lập trình viên. Lập trình viên công nghệ thông tin chính là những kỹ sư phần mềm. Họ sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng và bảo trì phần mềm hay website.
Các lập trình viên chuyên xử lý các vấn đề của chương trình máy tính, họ cũng là người nâng cấp và sửa chữa chương trình đó. Thường các công ty lập trình thiết kế và bán phần mềm là nơi các lập trình viên làm việc
Quản trị hệ thống thông tin
Quản trị hệ thống thông tin là công việc quản lý các hoạt động vận hành hệ thống thông tin. Các hoạt động vận hành bao gồm phân tích, đánh giá, thu thập dữ liệu thông tin của doanh nghiệp. Các dữ liệu sẽ được nhà quản trị xử lý qua phần mềm, phần cứng và mạng truyền thông sao cho kịp thời và chính xác nhất cho những người soạn thảo quyết định trong tổ chức doanh nghiệp.
Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?
Quản trị mạng
Quản trị mạng là người giữ vai trò duy trì cơ sở hạ tầng máy tính với trung tâm kết nối mạng trong một công ty. Trách nhiệm của vị trí này có thể khác nhau đôi chút giữa các tổ chức. Tuy nhiên với máy chủ tại chỗ, tương tác mạng phần mềm cũng như phục hồi mạng là lĩnh vực trọng tâm chính.
Ngoài ra quản trị mạng còn kiêm thêm một số nhiệm vụ như: Giám sát mạng, tìm kiếm điểm yếu của mạng, để mắt tới các cập nhật quan trọng, cài đặt các chương trình bảo mật,…
Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là một trong những công việc tốt nhất nếu bạn từng học công nghệ thông tin. những kỹ sư phần mềm là người tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống trên máy tính. Công việc đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình cũng như các kĩ thuật ứng dụng toán học, thiết kế. Nói đơn giản họ là người thiết kế ra các phần mềm dựa trên sự tìm hiểu nhu cầu của người dùng và so sánh với nguồn lực của công ty.
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật
Trở thành các chuyên viên tài liệu kỹ thuật cũng là lựa chọn hay sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin. Công việc chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, báo cáo kỹ thuật và văn bản khoa học hay kỹ thuật khác đều do vị trí này đảm nhiệm.
Hầu hết các chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật sẽ làm việc tại các công ty máy tính, các viện nghiên cứu hoặc cơ quan Chính phủ. Họ chuyển thông tin kỹ thuật thành các mô tả hướng dẫn hoặc bản tóm tắt dễ hiểu hơn.
3. Học công nghệ thông tin ở đâu uy tín?
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Công nghệ thông tin, thì cần môi trường đào tạo đủ điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết. Đấy được xem là một trong những yếu tố tiên quyết các bạn trẻ nên cân nhắc khi muốn theo học.
Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã làm được điều này. Với môi trường PTIT, các sinh viên được chuẩn bị chu đáo cho hành trang kiến thức ngành Công nghệ thông tin thông qua phối hợp lý thuyết và tài liệu minh hoạ.
Thực tập đa dạng các công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Lý thuyết được những cố vấn chuyên môn có thâm niên trong nghề truyền đạt. Đấy là sự chuẩn bị chu đáo mà PTIT đem lại để các kỹ sư Công nghệ thông tin tương lai có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt ở mọi vị trí công tác.
Qua bài viết này mong rằng các bạn có thể hình dung rõ hơn người sau học công nghệ thông tin làm nghề gì? Cơ hội của sinh viên ra trường thường sẽ đảm nhận vai trò liên quan đến quản lý, sáng tạo phần mềm, phần cứng của công nghệ. Nếu thấy bài viết hay hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết. Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận phía dưới để được giải đáp ngay nhé.
Nguồn tham khảo:
daihocnguyentrai.edu.vn
www.hutech.edu.vn