Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông. Vậy IoT là gì? Đến năm 2025, IoT sẽ phát triển như thế nào và chúng ta cần làm gì để tận dụng tối đa tiềm năng của công nghệ này? Cùng PTIT tìm hiểu nhé!
1. Tìm hiểu IoT là gì?
Iot là gì? – Internet of Things (IoT) hay Internet vạn vật, là hệ thống mạng lưới kết nối các thiết bị qua internet, cho phép chúng trao đổi dữ liệu với nhau và với nền tảng đám mây mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Những thiết bị này có thể là bất cứ thứ gì, từ đồ gia dụng hàng ngày đến các công cụ công nghiệp phức tạp.
Khi được kết nối internet, các thiết bị IoT trở nên thông minh hơn, có khả năng thu thập, phân tích dữ liệu và tự điều chỉnh hành vi dựa trên thông tin thu được. Iot có thể được trang bị cảm biến để thu thập thông tin, bộ điều khiển để xử lý dữ liệu, hoặc tích hợp cả hai, giúp chúng tự động tương tác với môi trường và các thiết bị khác trong hệ thống.
Xem thêm: Công nghệ iot là gì? Ứng dụng thông minh của Internet of Things trong đời sống
2. Dự đoán tương lai IoT trong năm 2025
Theo dự báo của IDC (International Data Corporation), các thiết bị IoT như máy móc và cảm biến dự kiến sẽ tạo ra 79,4 zettabyte dữ liệu vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 28,7% trong giai đoạn 2020–2025.
Cùng với đó, báo cáo từ Statista Research cho thấy số lượng thiết bị kết nối IoT trên toàn cầu sẽ đạt 75,44 tỷ vào năm 2025. Công nghệ IoT được xem là bước tiến quan trọng, thúc đẩy sự kết nối toàn cầu và định hình thế giới tương lai.
2.1. IoT thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo
IoT là công nghệ cho phép các thiết bị truyền dữ liệu qua mạng, tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ mà các tổ chức khó quản lý. Tuy nhiên, dữ liệu liên quan đến khách hàng và thông tin cá nhân là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong kinh doanh.
Machine Learning, một nhánh của AI, giúp máy tính tự học từ dữ liệu IoT, nhận diện sở thích khách hàng và tự điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn. Sự kết hợp giữa IoT và AI không chỉ tối ưu hóa quản lý dữ liệu mà còn thúc đẩy sự phát triển của cuộc cách mạng IoT.
2.2. IoT ảnh hưởng đến mạng 5G
5G đóng vai trò quan trọng trong IoT, trở thành mạng kết nối duy nhất cho hàng tỷ ứng dụng. Từ 2020 đến 2030, số lượng thiết bị IoT dự kiến tăng từ 75 tỷ lên hơn 100 tỷ. Việc nâng cấp từ 4G lên 5G là bước tiến then chốt để thúc đẩy IoT. Mạng 5G có thể hỗ trợ đến một triệu thiết bị trên mỗi ô, trong khi 4G chỉ có thể xử lý 5.500 đến 6.000 thiết bị.
2.3. Bộ định tuyến/Router trong bảo mật IoT
Bộ định tuyến đóng vai trò quan trọng và đang được nghiên cứu phát triển, nhằm bảo mật mạng nhà bằng cách tạo mật khẩu mạnh, thiết lập tường lửa và chỉ cho phép thiết bị được ủy quyền kết nối trong sử dụng công nghệ IoT.
Xem thêm: Tương lai ngành công nghệ IoT xu hướng việc làm năm 2025
3. Thách thức của ngành IoT
IoT giúp ngôi nhà trở nên thông minh và tiện nghi nhưng cũng mang đến nguy cơ về an toàn và bảo mật. Các thiết bị như TV thông minh, camera an ninh và khóa cửa kết nối internet dễ dàng, nhưng cũng dễ bị tấn công.
Việc sử dụng dữ liệu sẽ không gây ra vấn đề nếu tính bảo mật được coi trọng đúng mức trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức, tập đoàn lớn, cho đến việc rò rỉ thông tin của một cá nhân, rõ ràng IoT vẫn tồn tại những điểm yếu nghiêm trọng liên quan đến bảo mật dữ liệu.
4. Trường đào tạo IoT hàng đầu hiện nay
Ngành công nghệ IoT đang trở thành xu hướng với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Vậy Iot là gì? Nên học lập trình IoT ở đâu để xây dựng nền tảng vững chắc và có nhiều cơ hội nghề nghiệp?
Nhắc đến Iot nên học trường nào thì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt với chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông hệ đào tạo từ xa, mang lại nhiều lợi ích:
- Học trực tuyến 100%: Phù hợp với người bận rộn, đã đi làm hoặc không thể tham gia học trực tiếp.
- Thời gian linh hoạt: Chương trình chỉ kéo dài từ 2 đến 4,5 năm, tùy thuộc vào điều kiện đầu vào, khả năng tiếp thu và số tín chỉ đăng ký mỗi kỳ.
- Bằng cấp giá trị: Sau khi tốt nghiệp, học viên nhận bằng kỹ sư từ PTIT, được công nhận tương đương với các chương trình đào tạo truyền thống.
- Đạt chuẩn chất lượng: Chương trình đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo nền tảng kiến thức vững chắc và yêu cầu cao của ngành nghề.
Có thể thấy, tương lai phát triển trong năm 2025 của IoT là gì? Đây không chỉ là một xu hướng công nghệ mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên toàn cầu. Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển IoT là một quyết định sáng suốt.
Nếu bạn quan tâm đến chương trình học tại PTIT thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay qua số hotline: 0846 77 00 22 hoặc đăng ký ngay dưới đây để được tư vấn chi tiết!
Nguồn tham khảo: viettelidc.com.vn, topdev.vn, thegioimaychu.vn
Bài viết liên quan: