Vì đặc điểm trong chương trình đào tạo mà một số người thường nhầm lẫn giữa Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính. Thực chất, đây là hai ngành học khác biệt về cả đối tượng lẫn nhiệm vụ công việc. Vậy khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của E-PTIT nhé!
1. Khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin?
Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu mọi thứ liên quan đến máy tính, trong khi công nghệ thông tin nghiên cứu ứng dụng các công cụ và kiến thức khoa học liên quan đến máy tính và các thiết bị điện tử trong xử lý thông tin trong các lĩnh vực khác nhau.
1.1. Khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin về mục đích, vai trò của ngành học
Kể cả khoa học máy tính và công nghệ thông tin cũng đều là ngành hữu ích đối với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Dẫu vậy, mục đích, vai trò của cả hai ngành học này là khác nhau.
Đối với ngành khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin, đây là lĩnh vực đào tạo các nhà khoa học trong lĩnh vực máy tính. Công việc của một nhà khoa học thường là nghiên cứu và tạo ra sản phẩm mới. Nhiệm vụ của họ là tạo ra các chương trình máy tính mang lại lợi ích cho mọi người.
Trong khi đó, công nghệ thông tin là lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào các ứng dụng thực tế của các chương trình máy tính hiện có. Nói cách khác, chuyên ngành công nghệ thông tin dạy bạn cách sử dụng các sản phẩm được tạo ra trong lĩnh vực khoa học máy tính.
Đối với hệ điều hành bạn đang sử dụng (Windows hoặc Mac OS) do kỹ sư Khoa học máy tính tạo ra, nhưng để tối ưu hóa tất cả các chức năng mà hệ điều hành có thể thực hiện cho các mục đích khác nhau, cần đến các kỹ sư trong ngành công nghệ thông tin.
>> Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?
1.2. Khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin về công việc
Những người làm việc trong lĩnh vực khoa học máy tính thường làm việc một mình hoặc trong các nhóm cụ thể để hoàn thành một dự án hoặc sản phẩm. Vậy công việc khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin, các nhân viên của ngành công nghệ thông tin có thể cần tiếp cận với nhiều người hơn, chẳng hạn như khách hàng hoặc đồng nghiệp, để giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc các nhu cầu khác.
Theo thống kê từ thị trường khảo sát Nhật Bản và Hoa Kỳ cho thấy, sinh viên học ngành Khoa học máy tính có thể đảm nhiệm vị trí công việc Kỹ sư Phát triển phần mềm; Kỹ sư Quản trị dữ liệu; Kỹ sư phần cứng máy tính; Kỹ sư phân tích hệ thống máy tính;….
>> Xem thêm: Chuyên ngành khoa học máy tính ra trường làm gì?
Mặt khác, công nghệ thông tin tập trung vào các lĩnh vực ứng dụng nên các vị trí thường tập trung vào quản lý, tư vấn hoặc bảo mật, chẳng hạn như chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia giải pháp công nghệ hoặc quản trị viên hệ thống thông tin. Người học công nghệ thông tin cũng cần đến kỹ năng mềm để thuận tiện cho việc giải quyết tình huống và liên hệ khách hàng.
Đến năm 2022, thị trường công nghệ thông tin vẫn đang cần khoảng khoảng 150.000 lao động… Theo dự thảo chiến lược doanh nghiệp công nghệ số quốc gia, Việt Nam đặt mục tiêu tạo việc làm cho 1,5 triệu người trong lĩnh vực kỹ thuật số vào năm 2030. Điều này cho thấy được yêu cầu việc làm trong ngành này là rất cao.
1.3. Về mức lương
Mức lương phổ biến của những kỹ sư khoa học máy tính dao động ở mức từ 10 đến 15 triệu. Trong khi đó, với các kỹ sư công nghệ thông tin, mức lương này có thể dao động từ 9 đến 12 triệu. Mức lương này sẽ có xu hướng tăng theo thời gian, tùy theo năng lực và sự phát triển của các kỹ sư trong lĩnh vực của mình.
>> Xem thêm: Bật mí Lương ngành khoa học máy tính ở Việt Nam
2. Học công nghệ thông tin hệ đào tạo từ xa PTIT
So với ngành Khoa học máy tính, ngành công nghệ thông tin có tính ứng dụng cao hơn. Ngoài ra, ngành công nghệ thông tin cũng ít yêu cầu tính học thuật hơn so với ngành Khoa học máy tính, vì thế mà các học viên có thể thích ứng nhanh và hoàn thành chương trình học một cách tốt hơn. Đó cũng chính là đặc điểm cơ bản quyết định khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin.
Chương trình đào tạo đại học từ xa ngành công nghệ thông tin của Học viện công nghệ bưu chính viễn thông cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, giúp học viên đón đầu những yêu cầu mới từ thị trường lao động. Trên nền tảng của E-Learning, học viên được trải nghiệm chương trình học đạt chuẩn, hài hòa giữa việc bổ sung kiến thức, kỹ năng để học viên vững vàng về nền tảng học thuật, vừa ứng dụng các kỹ năng được học vào thực tiễn.
Đặc biệt, chương trình đào tạo từ xa ngành công nghệ thông tin của PTIT còn có học phần tự chọn tiếng Nhật. Sau 14 tín chỉ hoàn thành, người học sẽ đạt được trình độ tương đương với N4. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phổ biến trên toàn thế giới, Nhật Bản được xem là đại diện tiêu biểu với nền công nghệ đi đầu. Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của các công ty Nhật cũng tăng lên theo hàng năm.
3. Kết luận
Với sự cập nhật kịp thời của mình, hệ đào tạo từ xa PTIT chắc chắn sẽ giúp các học viên sẵn sàng cho yêu cầu khắt khe từ thị trường lao động, hội nhập quốc tế tốt hơn. Mọi thông tin chi tiết về việc khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin, hãy để lại liên hệ để được thầy cô nhà trường để được tư vấn thêm.
Nguồn: vietnamnet.vn, edulinks.vn, mhlw.go.jp