Ngày nay, những công việc cần đến thuật toán chuyên sâu đang dần được thay thế bởi máy tính. Do đó, nhu cầu nhân tài ngày càng tập trung vào các công nghệ này. Vì vẫn còn là một ngành mới, nên nhiều người vẫn đang thắc mắc không biết khoa học máy tính thi khối nào, điểm chuẩn thế nào. Bài viết dưới đây của E-PTIT sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc liên quan đến ngành này.
1. Ngành khoa học máy tính là gì?
Khoa học máy tính (computer science) là ngành nghiên cứu về nền tảng lý thuyết của thông tin và máy tính cũng như việc triển khai và ứng dụng chúng trong các hệ thống máy tính.
Chuyên ngành Khoa học Máy tính cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính, bao gồm kiến trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo và bảo mật. Bảo mật và bảo mật máy tính, xử lý lượng lớn dữ liệu từ Internet và mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho thiết bị di động và môi trường mạng…
Nói chung, chuyên ngành khoa học máy tính có thể giúp mọi người cải thiện cuộc sống và công việc. Công nghệ cải tiến và các thuật toán hiện đại có thể được sử dụng để đặt nền tảng cho việc xây dựng phần mềm trí tuệ nhân tạo và nhiều cơ chế khác. Vì những ý nghĩa của mình, nhiều người hiện nay đang rất thắc mắc không biết khoa học máy tính thi khối nào.
>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin ngành khoa học máy tính bưu chính viễn thông
2. Khoa học máy tính thi khối nào?
Các khối thi của ngành khoa học máy tính bao gồm A00, A01, A02, A04, A10, B08, C01, C14, D01,D07. Ngành học này với đặc trưng đòi hỏi người học phải có tư duy Logic, sáng tạo, đó là lý do mà ngành khoa học máy tính đòi hỏi người học phải thi các khối có bộ môn Toán, Lý, Hóa, Anh Văn, Ngữ Văn, Sinh học,…Điều này giúp trường đào tạo chọn lựa được những học viên có tố chất phù hợp
Trong số các lưu ý về khoa học máy tính thi khối nào, có một số môn người học cần trau dồi khi còn ở trường trung học phổ thông, Toán-Tin-Anh được xem là 3 môn quan trọng nhất.
- Đối với môn Toán: Môn học này yêu cầu người học phải có năng lực Logic, phân tích và luôn tìm giải pháp phù hợp. Người giỏi toán sẽ dễ dàng hơn trong việc thiết kế các thuật toán và tính toán khả năng ứng dụng của các thuật toán đó.
- Đối với môn Tin học: Bộ môn này giúp người học làm quen với hệ thống máy tính từ đơn giản đến phức tạp nhất. Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và các chức năng nghiệp vụ. Qua đó, sẵn sàng cho các nhiệm vụ phức tạp hơn.
- Đối với môn Anh Văn: Hỗ trợ cho người học dễ dàng làm quen hơn với các tài liệu nước ngoài. Khoa học máy tính cũng sử dụng các lệnh chủ yếu từ tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, vì thế mà người học phải giỏi Anh văn mới có thể làm quen được với các chương trình của ngành khoa học máy tính.
>> Xem thêm: Ngành khoa học máy tính có dễ xin việc không? Cơ hội làm việc và mức lương ra sao?
3. Điểm chuẩn Các trường đào tạo ngành khoa học máy tính
Điểm chuẩn các trường đào tạo Khoa học máy tính năm 2023 của một số trường được thể hiện trong bảng dưới đây:
Nhìn chung, điểm chuẩn của ngành khoa học máy tính là tương đối cao nếu so sánh với mặt bằng chung.
4. Học khoa học máy tính ra trường làm gì?
Ngày nay, không khó để nhận thấy công nghệ máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống hiện đại. Khoa học máy tính đang có nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tư vấn quản lý, phần mềm, phương tiện truyền thông, kho dữ liệu, cơ quan chính phủ, trường đại học và bệnh viện. Đây là lý do tại sao khoa học máy tính là cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp.
Cơ hội việc làm cho những học viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính bao gồm:
- Chuyên gia thiết kế, phân tích và triển khai các dự án công nghệ thông tin cho nhiều ứng dụng bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức và trường học.
- Lập kế hoạch và xây dựng chính sách phát triển ứng dụng công nghệ thông tin với vai trò chuyên gia dự án hoặc phát triển phần mềm hệ thống với vai trò lập trình viên.
- Làm việc tại các công ty trong nước và quốc tế cũng như các công ty chuyên sản xuất và phát triển phần mềm.
- Làm việc tại công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin tại các bộ, trung tâm chỉ huy, phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu.
- Giảng viên các môn liên quan đến khoa học máy tính, tư vấn tuyển sinh khoa học máy tính thi khối nào tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông.
Mọi thông tin chi tiết về việc khoa học máy tính thi khối nào, nên trau dồi điều gì, bạn đừng ngần ngại để lại liên hệ để nhận được sự hỗ trợ từ các thầy cô PTIT nhé!
>> Xem thêm: Kỹ sư điện tử viễn thông hệ từ xa có gì đặc biệt?
5. Lời kết
Chương trình đào tạo đại học từ xa của PTIT ngành công nghệ thông tin đào tạo những học viên chuyên ngành Khoa học máy tính tài năng. Với lộ trình học tập được xây dựng kỹ lưỡng, cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng để người học phát huy tài năng và những phẩm chất vốn có, sẵn sàng cho những yêu cầu khắt khe của ngành trong tương lai.
Nguồn: laodong.vn, vietnix.vn, codelearn.io