Học kỹ sư điện tử viễn thông thất nghiệp không? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ thường đặt ra khi đứng trước ngưỡng cửa đại học. Với sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp 4.0, liệu kỹ sư điện tử viễn thông có còn là một lựa chọn nghề nghiệp sáng giá? Hãy cùng PTIT tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây
1. Triển vọng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông tại Việt Nam
Chúng ta đang sống trong một thế giới công nghệ, nơi điện tử viễn thông đóng vai trò quan trọng trong kết nối và làm việc từ xa. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư trong lĩnh vực này ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, kỹ sư điện tử viễn thông thất nghiệp vẫn là vấn đề tồn tại, do thiếu kỹ năng thực tế và sự cạnh tranh khốc liệt.
Với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, Internet of Things và 5G, nhu cầu về kỹ sư điện tử – viễn thông có chuyên môn cao đang tăng nhanh. Dự báo cho thấy ngành này sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 7% trong những năm tới. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp, từ các tập đoàn công nghệ lớn đến các startup sáng tạo, hoặc thậm chí tự khởi nghiệp.
Theo thống kê tại Việt Nam, tổng nhân lực thuộc nhóm ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông và Công nghệ Thông tin hiện có khoảng 556.000 người và đang tiếp tục tăng lên.
Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực & Thông tin Thị trường Lao động TP. Hồ Chí Minh, nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực điện tử viễn thông từ 2020–2025 vẫn rất cao, có thể đạt đến 16.200 người/năm. Trong những năm tới, con số này sẽ còn tiếp tục gia tăng khi các tập đoàn sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Xem thêm: Kỹ thuật điện tử viễn thông làm gì?
2. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành điện tử viễn thông
Ngành điện tử viễn thông mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng, từ thiết kế thiết bị thông minh đến triển khai hệ thống mạng lớn. Mặc dù lo ngại về tình trạng kỹ sư điện tử viễn thông thất nghiệp, nhưng với kiến thức chuyên sâu và khả năng thích ứng, sinh viên vẫn có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như:
- Chuyên viên kỹ thuật: Nhân viên tối ưu và quy hoạch mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp Internet, đảm bảo hệ thống mạng vận hành ổn định và hiệu quả.
- Chuyên viên tư vấn: Kỹ sư vận hành, kỹ sư điều hành kỹ thuật, hoặc kỹ sư thiết kế tại các đài phát thanh và truyền hình, chịu trách nhiệm quản lý và tối ưu hóa các hệ thống phát sóng và truyền dẫn.
- Giảng viên: tại các trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo nghề, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ kỹ sư tương lai.
- Kỹ sư phát triển phần mềm: Cho các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính, đóng góp vào việc tạo ra những ứng dụng tiên tiến phục vụ người dùng.
- Kỹ thuật viên: Làm việc tại các công ty sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử, truyền thông điện tử, tham gia vào quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Nhân viên nghiên cứu và phát triển: Làm việc tại các phòng thí nghiệm, đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, quy hoạch mạng điện và thiết bị điện tử, đón đầu các xu hướng công nghệ mới.
Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là bao nhiêu?
3. Trường đào tạo kỹ thuật điện tử viễn thông uy tín, chất lượng?
Dưới sự bùng nổ của kỹ thuật điện tử viễn thông, ngày càng nhiều sinh viên chọn theo đuổi ngành học này để bắt kịp xu hướng công nghệ và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Đáp ứng nhu cầu đó, nhiều trường đại học uy tín tại Việt Nam đã đầu tư vào chất lượng đào tạo, nổi bật có thể kể đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nổi lên như một lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông. Với hệ thống học từ xa tiện lợi, học viện không chỉ thu hút sinh viên mới ra trường mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những người đang đi làm muốn nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức chuyên môn, qua đó giảm thiểu tình trạng kỹ sư điện tử viễn thông thất nghiệp:
- Chương trình đào tạo từ xa ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển tối đa. Chỉ cần máy tính hoặc điện thoại thông minh, bạn có thể dễ dàng tham gia lớp học qua hệ thống E-Learning của trường. Thời gian học tập linh hoạt, cho phép bạn học mọi lúc, mọi nơi theo lịch trình riêng.
- Về chất lượng đào tạo, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Chương trình học từ xa ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông tại PTIT được xây dựng với lộ trình rõ ràng, nội dung giảng dạy theo chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Đặc biệt, sau khi hoàn thành chương trình, bạn sẽ nhận được bằng cấp tương đương với chương trình đào tạo truyền thống. Thời gian đào tạo rút ngắn, chỉ từ 2 – 4.5 năm, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu học tập của mình.
Dù ngành điện tử viễn thông mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, nhưng thực tế vẫn có thể gặp phải tình trạng “kỹ sư điện tử viễn thông thất nghiệp” nếu không trang bị đầy đủ kỹ năng thực tế và khả năng đổi mới. Để thành công trong ngành này, sinh viên cần không ngừng học hỏi, phát triển kỹ năng và theo kịp sự thay đổi của công nghệ.
Nếu còn thắc mắc về vấn đề “kỹ sư điện tử viễn thông thất nghiệp” đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với PTIT qua số hotline: 0846 77 00 22
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào tốt nhất?
>>>Nguồn tham khảo: topviecit.vn, vieclam.thegioididong.com
>>>Bài viết tương tự: