Coder đang là một nghề hot và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Các doanh nghiệp cũng đang cố gắng săn lùng các coder về làm cho mình và sẵn sàng trả một mức lương cùng với đãi ngộ vô cùng hấp dẫn. Vậy làm coder là gì? Các công việc coder có thể làm? Hãy cùng PTIT tìm hiểu nhé!
1. Làm coder là gì?
Làm coder là gì? Các nhiệm vụ của một coder thường làm bao gồm:
- Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty để đưa ra ý tưởng, mẫu thiết kế cho các phần mềm, ứng dụng mới của doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch và xây dựng các phần mềm, ứng dụng mới bằng ngôn ngữ lập trình phù hợp.
- Phát triển thêm các tính năng mới cho phần mềm, ứng dụng.
- Nâng cấp, cập nhật phần mềm và hệ thống dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật, giúp trải nghiệm của người dùng tốt hơn.
- Tham gia phối hợp với các Content/ Technical writers để viết các tài liệu hỗ trợ người dùng.
- Lên kế hoạch kiểm tra và bảo trì hệ thống, ứng dụng định kỳ, tiến hành sửa lỗi khi xảy ra các vấn đề.
2. Những công việc mà coder có thể làm?
2.1. Lập trình trang Website
Công việc đầu tiên mà coder có thể làm đó là lập trình trang Website hay còn được gọi bằng một cái tên chuyên ngành đó là Web Developer. Đây là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc làm coder là gì.
Đây là vị trí công việc mà các coder sẽ nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu từ bộ phận thiết kế web để từ đó xây dựng thành một hệ thống website hoàn chỉnh.Website sẽ có thể tương tác với cơ sở dữ liệu và với người dùng thông qua ngôn ngữ của máy tính.
Ngoài ra, coder lập trình website còn có thể đảm nhận thêm các công việc khác như: quản trị website, hỗ trợ kiểm tra các chỉ số của website, tiến hành bảo trì, cập nhật và nâng cấp các tính năng mới cho trang web,… để từ đó giúp trang web hoạt động ổn định.
>> Xem thêm: Nghề viết web ra trường làm gì? Có nên học không?
2.2. Lập trình ứng dụng Mobile
Sự lựa chọn thứ 2 để trả lời cho câu hỏi “công việc làm coder là gì?” đó là lập trình ứng dụng mobile, hay cũng còn được gọi bằng một cái tên khác đó là Mobile Developer. Đây là những chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng trên nền tảng di động.
Bên cạnh đó họ các coder sẽ không ngừng cải thiện và tối ưu hóa các ứng dụng này để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
>> Xem thêm: Nghề viết code là gì? Phân biệt coder và developer?
2.3. Tham gia vào lập trình Embedded
Để tìm hiểm về công việc này, bạn cần phải biết về hệ thống nhúng ( Embedded System) sẽ gồm có phần cứng ( hardware), phần mềm (Software) và phần sụn (firmware). Các bộ phận này sẽ được nhúng trong một hệ thống lớn hơn để có thể thực hiện được chức năng cụ dựa vào bộ vi xử lý hoặc là vi điều khiển. Cụ thể như sau:
- Embedded software là một phần mềm sẽ được ghi vào bộ nhớ của thiết bị, nó sẽ thực hiện các nhiệm vụ cấp cao như: xử lý dữ liệu, tương tác với các thiết bị khác và đặc biệt nó có thể được cập nhật hoặc nâng cấp.
- Firmware là một chương trình hướng dẫn và sẽ được ghi vào bộ nhớ của thiết bị để thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ cấp thấp như chuyển đổi những tín hiệu cảm biến. Thông thường firmware sẽ công cần phải cập nhật.
Vậy công việc chính của coder lập trình Embedded thường sẽ là sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo được các phần mềm Embedded software và firmware cho các thiết bị điện tử như: các thiết bị gia dụng, máy móc trong công nghiệp,… Công việc này đòi hỏi các coder phải có kiến thức sâu rộng về phần mềm và hệ thống.
2.4. Lập trình hệ thống cơ sở dữ liệu
Lập trình hệ thống cơ sở dữ liệu hay còn được gọi với cái tên khác là lập trình database. Đây là vị trí chuyên về code, vận hành và phát triển các hệ thống có nhiệm vụ lưu trữ thông tin của các công ty, doanh nghiệp.
Bởi vì số lượng data khá lớn nên coder sẽ cần phải thường xuyên bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống nhằm đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
2. Những cơ hội và thách thức khi làm coder là gì?
3.1. Cơ hội khi làm coder là gì?
- Nhu cầu tuyển dụng cao: Hiện nay, nhu cầu về lập trình của các công ty, doanh nghiệp đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh cơ hội việc làm trong các công ty công nghệ lớn, coder cũng có thể lựa chọn làm việc cho các công ty sản xuất game, ứng dụng di động, IT tại các công ty sản xuất,… Ngoài ra, các coder cũng có thể nhận làm các dự án, freelance.
- Có môi trường làm việc năng động: Tính chất công việc của các coder là sẽ tiếp xúc nhiều với các thiết bị, công nghệ hiện đại. Vì vậy, các coder luôn sẽ có cơ hội học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân hàng ngày. Với môi trường làm việc năng động và nhiều thách thức sẽ là cơ hội tuyệt vời giúp các lập trình viên thỏa sức phát triển bản thân.
- Mức thu nhập đầy hấp dẫn: Thu nhập bình quân của một coder hiện nay đang ở mức khá cao so với các ngành khác, nó sẽ giao động từ 500 – 2500 đô la/ tháng tùy thuộc vào năng lực cũng như kinh nghiệm của từng người. Đây là công việc giúp mang lại một mức thu nhập đầy mơ ước đối với nhiều người.
>> Xem thêm: Giải đáp: Nghề công nghệ thông tin lương bao nhiêu?
3.2. Thách thức khi làm coder là gì?
- Chịu áp lực lớn trong công việc: Một trong những thách thức mà coder hay gặp phải đó là áp lực trong công việc lớn do có rất nhiều việc cần phải xử lý. Ngoài ra, các coder còn phải thường xuyên cập nhật kiến thức về công nghệ mới để không bị tụt lại phía sau.
- Luôn phải tìm tòi, học hỏi, nâng cao kiến thức: Hàng ngày, công nghệ luôn có sự cải tiến và thay đổi. Để có thể bắt kịp sự thay đổi đó đòi hỏi coder phải thường xuyên nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn của bản thân để không bị đào thải trong môi trường đầy biến động này.
4. Nên học coder ở đâu để đảm bảo chất lượng đào tạo?
Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển. Cùng với đó là sự ra đời của nhiều ứng dụng tiện ích đã giúp việc học tập trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Hình thức học đại học từ xa đang là một hình thức đã áp dụng tốt sự tiện lợi này vào việc đào tạo.
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đang là một trong các cơ sở đào tạo tiên phong trong việc áp dụng hình thức đào tạo mới này vào đào tạo ngành công nghệ thông tin.
Giờ đây, các học viên đã có thể học mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến lớp hàng ngày. Bạn chỉ cần có cho mình một chiếc laptop hoặc một smartphone có kết nối internet là đã có thể học tập. Nó mang lại rất nhiều sự tiện lợi cho người học.
Học đại từ xa PTIT sẽ rất phù hợp cho những người có đam mê với nghề coder nhưng lại không có điều kiện để theo học, những người đang vừa học vừa làm hoặc muốn học thêm ngành khác,…
Bạn có thể yên tâm về chất lượng đào tạo vì các bài học đều đã được các thầy cô đúc kết kiến thức và cô đọng lại. Bạn hoàn toàn có thể xem lại nhiều lần để ôn tập kiến thức hàng ngày.
5. Kết luận
Cảm ơn các bạn đã cùng PTIT tìm hiểu xong chủ đề “Làm coder là gì? Các công việc mà coder có thể làm?”. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại liên hệ với PTIT. Các thầy cô PTIT sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng, chính xác, hữu ích nhất!
Tài liệu tham khảo: careerbuilder.vn, glints.com