Nghề viết code là gì? Phân biệt coder và developer?

Các câu hỏi xung quanh liên quan đến công nghệ thông tin thường luôn gây ra rất nhiều tò mò và tranh cãi, cả với những người trong nghề và ngoài nghề. Mặc dù nghe đến lĩnh vực IT khá nhiều nhưng chắc hẳn có một số bạn vẫn chưa nắm rõ hoặc hiểu đúng về nghề viết code là như thế nào. Do đó, nhân dịp nhắc tới chủ đề này, bài viết sẽ cùng bạn làm sáng tỏ câu hỏi, khúc mắc trên ngay tại đây nhé! Mời bạn theo dõi!

1. Nghề viết code là gì?

nghe viet code

Nghề viết code thực chất là việc sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra được các chuỗi mã hóa cho những phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Để từ đó, máy móc, thiết bị có thể nhận diện, đọc và lưu trữ thông tin một cách mạch lạc, rõ ràng khi bạn yêu cầu. Do vậy, người trực tiếp thao tác lên các bản mã mô tả này sẽ được gọi là coder. Trong tiếng Việt, coder còn có tên gọi khác là lập trình viên.

Thông thường, trước khi một thợ code bắt tay vào tiến hành công việc chính thức. Bạn sẽ hay được nhận bản mô tả chương trình chi tiết tổng quát từ developer. Và nhiệm vụ chính của một lập trình viên lúc này là biến những ý tưởng trên đó thành thực tế, có thể sử dụng được. Ngoài ra, coder cũng phải chịu trách nhiệm sửa lỗi (bug) trong quá trình xây dựng ứng dụng, chương trình, trang web,… do mình tạo ra. Đây là một trong những yếu tố căn bản nhất mà bất kỳ ai theo đuổi lĩnh vực IT cũng phải nắm được.

Xem thêm: Học đại học từ xa trường nào tốt?

2. Coder và developer giống hay khác nhau?

nghe viet code

Với những bạn mới vào nghề thường hay nhầm coder và developer là một. Tuy nhiên, hai vị trí này mặc dù cùng làm chung dự án, cùng hướng tới một mục tiêu nhất định. Nhưng về bản chất, mỗi chức vụ sẽ đảm nhiệm những chi tiết hoạt động khác nhau.

Yêu cầu tối thiểu với người viết code là đọc hiểu và sử dụng thành thạo được những ngôn ngữ lập trình cơ bản. Kết hợp thêm kiến thức về một số hệ điều hành là bạn đã có thể tiếp nhận chỉ định viết mã từ kỹ sư phần mềm cấp cao.

Với developer, ngoài những điều kiện căn bản như của lập trình viên. Bạn còn phải sở hữu được tư duy, khả năng phân tích, gỡ rối vấn đề cực kỳ nhạy bén. Để thông qua đó, đưa ra phương án thích hợp trong từng tình huống và chỉ đạo cách xử lý đến coder và programmer.

Chưa dừng lại ở đó, hiểu biết về thuật toán còn được cho là một trong những yếu tố tiên quyết với vị trí này. Bởi thuật toán chính là cách thức, phương pháp đặt và giải quyết một nội dung cụ thể. Giúp sản phẩm cuối cùng được trở nên tinh giản và thông minh.

Bạn không biết gì về thuật toán, bạn vẫn có cơ hội để làm nghề viết code một cách bình thường. Nhưng ngược lại, kỹ sư phát triển phần mềm thì đây không phải là sự lựa chọn mà là nghĩa vụ bắt buộc. Tuy vậy, nếu có khả năng, lập trình viên vẫn nên trang bị cho mình những bộ kiến thức bổ ích đó, để cải thiện công việc được hiệu quả hơn.

Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?

3. Học công nghệ thông tin ở đâu để nhanh ra nghề nhất?

nghe viet code

Muốn phát triển và đi đúng hướng bất kể ngành nghề nào. Bạn cũng cần tìm cho mình những cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ, có kinh nghiệm để gửi gắm. Ví dụ như tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nơi mà 100% giảng viên đại học đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, kỹ năng giảng dạy. Chưa hết, nơi đây còn là một trong những trường trọng điểm liên quan đến thông tin – truyền thông tại Việt Nam.

Bởi vậy ngay từ khi mở ra Chương trình đào tạo từ xa cho ngành Công nghệ thông tin. Học viện đã đón nhận số lượng lớn sinh viên đăng ký ngay lập tức. Vì phương pháp này vừa giữ được hiệu quả tiếp thu, lại tiết kiệm thời gian, lịch trình cá nhân một cách linh hoạt.

Và điều quan trọng nhất dành đến những bạn đang muốn theo đuổi nghề viết code. Trường đã phân bổ rất nhiều môn về lập trình, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành,…trong cấu trúc của mình, để giúp bạn chạm tay tới ước mơ nhanh hơn.

Hiện có bốn chuyên ngành cho bạn tham khảo bao gồm: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Máy tính và truyền thông. Muốn biết mình thích hợp nhất với phân nhóm nghiên cứu nào. Bạn đừng quên nhắn tin hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài cố vấn của học viện để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?

4. Kết luận

Mong rằng với những kiến thức và phân tích mà bài viết vừa đưa ra. Bạn đã nhận biết và hiểu nghề viết code là như thế nào. Dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vị trí lập trình viên dường như chưa bao giờ hết hot. Bởi giờ đây, lĩnh vực nào cũng cần đến những coder thạo nghề để tối ưu thời gian và khiến cho sản phẩm trở nên gọn nhẹ hơn. Chúc bạn sớm trở thành một thợ viết code giỏi và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp nhé.

Link tham khảo:
muaban.net
jobs.hybrid-technologies.vn
aptech.fpt.edu.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Khái niệm công nghệ thông tin là gì? Tố chất của người học

Để thành công trong bất kỳ nghề nghiệp nào, điều quan trọng là bạn phải có ý tưởng rõ ràng về điều mình đang...

Top 3+ các trường đào tạo quản trị kinh doanh không thể bỏ lỡ

Ngành quản trị kinh doanh dần được lựa chọn nhiều hơn bởi triển vọng nghề nghiệp của ngành vô cùng rộng mở. Không chỉ...

Thị trường tuyển dụng công nghệ thông tin năm 2024-2025

Thị trường tuyển dụng công nghệ thông tin Việt Nam trong những năm gần đây gặp nhiều biến động. Điều này phản ánh về...

Công nghệ thông tin học những gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn có những bước tiến vượt bậc về khoa học công nghệ. Vì vậy,...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!