Mạng viễn thông và mạng internet là gì? Chi tiết – dễ hiểu

Chẳng cần phải quá buồn rầu, khi bạn có một chuyến công tác dài ngày và phải xa gia đình. Bởi những cuộc gọi video facetime sẽ giải quyết khó khăn ngay lập tức. Bạn có tài liệu quan trọng nhưng lỡ để quên ở nhà. Đừng lo, vì chỉ cần vài cú nhấp chuột, một file tài liệu chuẩn chỉnh sẽ nằm gọn gàng trên điện thoại hoặc máy tính của bạn. Tất cả những điều ấy là nhờ vào hệ thống mạng viễn thông và mạng internet tân tiến, hiện đại. Vậy hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này ngay dưới đây thôi nào!

1. Mạng viễn thông và mạng internet là gì?

mang vien thong va mang internet

Mạng viễn thông sử dụng các liên kết viễn thông, để cho phép một nút có thể trao đổi, tiếp nhận và gửi đi dữ liệu đến nhiều nút khác một cách dễ dàng. Hiện nay, trên thế giới các phương pháp, công nghệ liên kết được phát triển rất đa dạng.

Vậy giữa mạng viễn thông và mạng internet có mối liên hệ như thế nào? Thực chất, internet là một mạng viễn thông, dùng bộ giao thức TCP/IP làm nền tảng để kết nối các thiết bị với nhau. Hay nói cách khác, chúng sẽ cùng thống nhất những tiêu chuẩn chung với mục tiêu tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị có kết nối mạng vào trong một không gian nhất định, mang tính quy mô toàn cầu.

Sự khác biệt lớn nhất có thể nhìn thấy giữa mạng internet và những mạng khác nằm ở việc. Chúng tạo ra tính tương tác rộng lớn, các hoạt động liên quan đến âm thanh, hình ảnh cực kỳ phong phú, mở ra cơ hội truy cập dữ liệu nhanh chóng dù ở bất cứ đâu trên thế giới.

Xem thêm: Review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

2. Các thiết bị cơ bản để kết nối internet?

mang vien thong va mang internet

Phần lớn, các tín hiệu đường truyền hiện nay là tín hiệu Analog. Thế nhưng các thiết bị điện tử lại chủ yếu sử dụng tín hiệu kỹ thuật số (Digital). Do đó, modem được ra đời để chuyển tín hiệu Analog sang Digital một cách nhanh chóng. Giúp máy tính, các thiết bị khác có thể hiểu và tiếp nhận thông tin.

Giờ đây, những nguyên vật liệu, linh kiện, trang thiết bị của mạng viễn thông và mạng internet nói chung, đều có rất nhiều chủng loại. Modem cũng không ngoại lệ. Bạn hoàn toàn có thể chọn một modem phù hợp với yêu cầu của bản thân từ một vài chức năng cơ bản, đến những mẫu tích hợp nhiều tiện ích khác nhau.

Tiếp đến là router, được dùng như một bộ chia mạng để hỗ trợ phân luồng cho các gói thông tin, sau đó gán IP cho các thiết bị trong hệ thống mạng. Đa số, các router đều có thể phát Wifi, giúp quản lý thông tin ra vào của internet. Thông thường, router sẽ có bốn cổng LAN và một cổng WAN.

Nhắc tới mạng viễn thông và mạng internet không thể không nói đến switch. Đây cũng là một bộ chia mạng, đóng vai trò như một bộ trung chuyển. Switch có thể lấy tín hiệu từ modem, rồi phân phát tín hiệu mạng cho các thiết bị khác. Vì thế, switch và router có chức năng khá giống nhau. Nhưng switch lại có tới hai mươi đến ba mươi cổng, thay vì năm cổng mạng như router. Và đặc biệt là switch không thể làm nhiệm vụ phát Wifi.

Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

3. Mạng internet 10 Gigabyte trên giây

mang vien thong va mang internet

Nhìn chung, cả mạng viễn thông và mạng internet đều luôn hướng tới mục tiêu mở rộng lưu lượng, cải thiện độ trễ, tăng tính bảo mật. Do vậy, các doanh nghiệp đứng đầu trong nước và thế giới vẫn miệt mài nghiên cứu, làm việc tạo ra những sản phẩm đầy tính ưu việt.

Tiêu biểu là hạ tầng băng rộng cáp quang với tốc độ 10 Gigabyte trên giây, vừa được VNPT kết hợp cùng Nokia triển khai tại Việt Nam. Từ đó, cho phép con người truy cập mạng internet kể cả trong giờ cao điểm một cách nhanh chóng. Nếu có cơ hội trải nghiệm, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được tốc độ truy cập nhanh gấp hàng trăm lần so với thông thường.

Hiện nay, có 10.000 hộ dân và doanh nghiệp tại tám tỉnh, thành phố lớn đang có dịp sử dụng dịch vụ này. Và hứa hẹn tương lai sẽ còn nhân rộng ra nhiều địa phương hơn nữa. Chưa hết, ngành Mạng viễn thông và Mạng internet là những lĩnh vực phát triển không bị phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh. Cho nên, tiềm năng của các ngành nghề này hoàn toàn rất tươi sáng.

Hệ đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông rất vinh dự, khi là cái nôi trưởng thành của nhiều cử nhân giỏi trong ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông. Bởi vậy, bạn còn chần chờ gì nữa mà chưa đăng ký theo học một khóa ở trường ngay nhỉ?

Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào?

4. Kết luận

Mong rằng khi những kiến thức về mạng viễn thông và mạng internet được chia sẻ. Bạn sẽ hiểu hơn về những lợi ích mà ngành này đem lại, không chỉ cho các khía cạnh của đời sống mà còn cho bản thân mỗi người. Hy vọng, bạn có thể đóng góp sức mình và phát triển viễn thông theo nhiều chiều hướng tích cực. Để từ đó, mọi công tác trao đổi, tương tác trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn bao giờ hết.

Link tham khảo:
vietteltelecom.vn
blogchiasekienthuc.com
luatduonggia.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

28 tuổi học lập trình có trễ không?

Ngành lập trình với nhiều hướng đi, cơ hội thu nhập tốt, là lựa chọn theo đuổi của nhiều bạn trẻ. Vậy với những...

3 Bí quyết tự học lập trình tại nhà hiệu quả

Học lập trình tại nhà đang trở thành xu hướng với những ưu điểm vượt trội về sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí...

Những bí kíp học lập trình online cho người mới bắt đầu

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay diễn ra khá mạnh mẽ. Công cuộc chuyển đổi số cũng diễn ra nhanh chóng trong...

Tất tần tật về ngành công nghệ thông tin văn bằng 2

Công nghệ thông tin (IT) là một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều sinh viên hàng năm....
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!