Tìm hiểu về ngành hệ thống nhúng và IoT (chi tiết – dễ hiểu)

Ngành hệ thống nhúng và IoT được đánh giá là lĩnh vực có rất nhiều tiềm năng phát triển. Ngành này thường yêu cầu bạn phải có kiến thức và trình độ về cả phần cứng, phần mềm. Vậy thực chất, cấu tạo bên trong của các yếu tố ấy là gì? Sau đây, bài viết xin mời bạn cùng theo dõi những thông tin, phân tích bên dưới để hiểu thêm về những điều thú vị đó.

1. Thành phần cấu tạo trong ngành hệ thống nhúng và IoT

nganh he thong nhung va iot

1.1 Hệ thống nhúng

Trong ngành hệ thống nhúng và IoT, các Embedded System thường được gán cho một số nhiệm vụ cụ thể. Do đó, người ta luôn cố gắng giảm kích thước, giảm giá thành nhưng phải đạt hiệu quả cao trong từng sản phẩm của mình. Thông thường, ít khi một hệ thống nhúng lại nằm đơn lẻ, riêng biệt mà chúng hay được tích hợp vào cùng hệ thống lớn trong thiết bị.

Về tổng quan, thành phần cấu tạo của một Embedded System sẽ có hai yếu tố chính gồm: Phần cứng và phần mềm. Phần cứng có thể chứa tụ điện, bộ nhớ, bảng mạch, cảm biến, bộ vi xử lý, bộ vi điều khiển…Phần mềm được chia ra làm hai nhóm là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Trong đó, phần mềm hệ thống là không bắt buộc, hoàn toàn có thể tái sử dụng trên hệ thống nhúng khác. Phần mềm ứng dụng thì ngược lại, rất khó để tái sử dụng và chúng đóng vai trò quyết định hành vi đối với một hệ thống nhúng.

Ngoài ra, khi nhắc đến ngành hệ thống nhúng và IoT. Mọi người còn hay nói tới hệ điều hành thời gian thực, có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Real-time operating system (RTOS). Nhìn chung, các hệ thống nhúng có quy mô nhỏ thường sẽ không có hệ điều hành thời gian thực. Tuy nhiên, RTOS lại cực kỳ quan trọng, trong việc giám sát phần mềm và xác định các quy tắc thực thi chương trình. Về cơ bản, phần đa các Embedded System thường được xây dựng trên một nền tảng chung như vậy.

Xem thêm: Quản trị kinh doanh học trường nào ở Hà Nội

1.2 Hệ thống IoT

nganh he thong nhung va iot

Có một số cách phân chia các thành phần trong hệ thống IoT. Ví dụ, người ta sẽ chia hệ sinh thái này ra làm ba phần gồm: Thiết bị điện tử thông minh, ứng dụng IoT, giao diện đồ họa. Thông qua các thiết bị được tích hợp khả năng điện toán. Chúng sẽ bắt đầu thu thập thông tin từ môi trường, thao tác, hành vi,..của người sử dụng để bắt đầu truyền và nhận dữ liệu từ ứng dụng IoT qua internet.

Sau đó, những ứng dụng IoT – chính là dịch vụ và phần mềm, nhận dữ liệu từ các thiết bị khác nhau, sẽ bắt đầu phân tích, đưa ra phán đoán, quyết định hợp lý và truyền trở lại kết quả vào các thiết bị. Toàn bộ quá trình diễn ra, thao tác, trao đổi có thể được quản lý bởi giao diện đồ họa người dùng như ứng dụng di động, trang web,…

Mặt khác, nhiều người lại cho rằng IoT thường có bốn phần chính bao gồm: Thiết bị, trạm kết nối, hạ tầng mạng, bộ phân tích và xử lý dữ liệu. Thực tế, các kiểu phân tách này hoàn toàn không sai. Chủ yếu, chúng phụ thuộc vào góc nhìn, đánh giá của bản thân từng người. Dù có bao nhiêu cách phân chia thì các thiết bị, cách thức hoạt động cũng sẽ không đổi.

Hơn thế, một hệ thống IoT đa số sẽ kết hợp với các cảm biến làm nhiệm vụ thu thập và trao đổi thông tin dữ liệu theo thời gian thực. Cho nên mối liên kết chặt chẽ của ngành hệ thống nhúng và IoT luôn được đi kèm với nhau là như vậy.

Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

2. Ngành hệ thống nhúng và IoT ứng dụng, hiện diện như thế nào trong đời sống?

nganh he thong nhung va iot

Các định nghĩa về hệ thống nhúng có lẽ được biết đến lâu hơn, nhiều so với IoT. Bởi Embedded System đã xuất hiện trong nhiều mặt của đời sống xã hội suốt một thời gian dài, như là máy nghe nhạc, máy photocopy, hệ thống dẫn đường, định vị,…Tuy nhiên, kể từ khi ngành hệ thống nhúng và IoT kết hợp, dường như mọi thứ được tiến lên một tầm cao mới.

Các thiết bị sưởi ấm, chiếu sáng tự động thông minh được ra đời. Con người cũng trở nên thoải mái, đơn giản, nhẹ nhàng hơn trong việc bảo quản tài sản cá nhân. Khi mà các cảnh báo về độ rung, nhiệt có tính thiếu an toàn sẽ nhanh chóng được gửi đến bạn nếu có sự cố xảy ra.

Xem thêm: Kỹ thuật điện tử viễn thông bưu chính viễn thông

3. Kết luận

Mong rằng với những gì bài viết vừa chia sẻ về ngành hệ thống nhúng và IoT bạn đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn luôn thuận lợi, thành công với những sự lựa chọn của mình nhé. Đừng quên trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân thật tốt. Cảm ơn bạn đã đồng hành và góp ý cùng bài viết! Hy vọng thắng lợi sẽ mỉm cười với bạn!

Link tham khảo:
swinburne-vn.edu.vn
itgtechnology.vn
bkaii.com.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Tiết lộ chương trình đào tạo từ xa PTIT có điểm gì nổi bật?

Chương trình đào tạo từ xa PTIT có những đặc điểm như thế nào? Vì sao nên lựa đào tạo từ xa PTIT. Điểm qua các ưu điểm khi lựa chọn chương trình đào tạo từ xa.

3 lý do học lập trình online trở thành xu hướng đi đầu tại Việt Nam

Học lập trình online đang trở thành xu hướng đi đầu, thích hợp cho cả học sinh, sinh viên, người đi làm. Vậy lý do gì khiến ngành học này được được đánh giá cao đến vậy?

Có nên học đại học từ xa Bưu chính viễn thông?

Đại học từ xa Bưu chính viễn thông đang là xu hướng triển vọng trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt trội ngày nay. Vậy có nên chọn lựa hình thức đào tạo này?

Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa – Cần lưu ý gì khi chọn hình thức này ?

Bạn muốn học đại học hệ từ xa? Cùng E-PTIT tìm hiểu chương trình học của Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa nhé!
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!