Học quản trị kinh doanh làm những nghề gì sau khi ra trường?

Bạn đang tự hỏi “quản trị kinh doanh làm những nghề gì?” sau khi ra trường? Với ngành học này, bạn có thể tiếp cận hàng loạt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn từ quản lý doanh nghiệp, chuyên viên tài chính, marketing đến khởi nghiệp. Để biết thêm chi tiết về những lựa chọn công việc và con đường học tập phù hợp, giúp bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai! Hãy để PTIT giải đáp nhé!

1. Tìm hiểu tổng quan ngành quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh làm những nghề gì? Tổng quan về ngành

Quản trị kinh doanh là gì? Đây là lĩnh vực mà bao quát các hoạt động từ quản lý, điều hành cho đến tổ chức nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng như phát triển ổn định. Người làm trong ngành này không chỉ học cách lãnh đạo, tối ưu hóa nguồn lực mà còn có khả năng đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, một câu hỏi phổ biến là quản trị kinh doanh làm những nghề gì?

Với nền tảng kiến thức sâu rộng, người theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ đảm nhận nhiều vị trí cũng như vai trò khác nhau. Từ quản lý cấp cao, chuyên viên phân tích đến khởi nghiệp, tất cả đều nằm trong khả năng của người làm trong lĩnh vực này. Vậy cụ thể quản trị kinh doanh làm những nghề gì? Tiếp tục theo dõi bài viết với PTIT-er nhé!

Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh là gì? Có còn hot trong thời đại ngày nay?

2. Học quản trị kinh doanh làm những nghề gì? Top 9 nghề liên quan

Những nghề liên quan đến ngành quản trị kinh doanh

Dưới đây là 9 ngành nghề liên quan, giúp trả lời câu hỏi quản trị kinh doanh làm những nghề gì?

2.1. Nhân viên phát triển đối tác kinh doanh – Business Development Representative

  • Tìm kiếm thị trường tiềm năng, thiết lập quan hệ với khách hàng mới, và đề xuất các chiến lược kinh doanh để mở rộng quy mô doanh nghiệp.
  • Thu nhập tham khảo: 4 – 12 triệu/tháng + % hoa hồng.
  • Cơ hội thăng tiến: Leader, Trưởng phòng kinh doanh, Giám đốc kinh doanh (CCO).

2.2. Chuyên viên tư vấn quản lý – PMC

  • Phân tích các vấn đề nội bộ doanh nghiệp, tư vấn giải pháp cải thiện hiệu suất và hỗ trợ ra quyết định chiến lược cho lãnh đạo.
  • Thu nhập tham khảo:  10 – 33 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến: Tư vấn cấp cao, Quản lý dự án tư vấn.

2.3. Marketing Executive – Chuyên viên tiếp thị 

  • Lên kế hoạch, triển khai các chiến dịch marketing để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
  • Thu nhập tham khảo:  7 – 30 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến: Trưởng phòng và cao hơn là giám đốc Marketing

2.4. Chuyên viên đánh giá, phân tích tài chính – Financial Analyst

  • Đánh giá và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, dự báo các biến động tài chính và đề xuất chiến lược đầu tư hợp lý.
  • Thu nhập tham khảo:  10 – 30 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến: Trưởng phòng tài chính, Giám đốc tài chính.

2.5. Chuyên viên đánh giá, phân tích thị trường – MRA

  • Thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Thu nhập tham khảo: 15 – 30 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến: Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường, Giám đốc chiến lược.

2.6. Chuyên viên quản trị nhân lực – HR

  • Thực hiện các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất và phát triển chính sách đãi ngộ cho nhân viên.
  • Thu nhập tham khảo:  5 – 45 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến: Trưởng phòng, Giám đốc nhân sự.

2.7. Quản lý bán hàng khu vực – ASM

  • Chịu trách nhiệm giám sát đội ngũ bán hàng tại một khu vực nhất định, đảm bảo đạt được mục tiêu doanh số và quản lý mối quan hệ với khách hàng địa phương.
  • Thu nhập tham khảo:  11.9 – 45 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến: Giám đốc bán hàng, Quản lý khu vực toàn quốc.

2.8. Chuyên viên chăm sóc khách hàng – Customer Care Staff

  • Quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng, giải quyết khiếu nại và đảm bảo dịch vụ khách hàng chất lượng cao.
  • Thu nhập tham khảo:  7 – 25 triệu/tháng.
  • Cơ hội thăng tiến: Trưởng phòng chăm sóc khách hàng, Giám đốc dịch vụ khách hàng.

2.9. Giảng viên của ngành Quản trị kinh doanh 

  • Giảng dạy các môn học liên quan đến quản trị kinh doanh tại các trường đại học hoặc tổ chức giáo dục.
  • Cơ hội thăng tiến: Trưởng khoa, nhà nghiên cứu đầu ngành.

Đây là 9 ngành nghề liên quan trả lời cho câu hỏi quản trị kinh doanh làm những nghề gì? Với các vị trí đa dạng thì người học ngành này có thể yên tâm về các cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy nếu muốn theo đuổi ngành này thì bắt đầu như thế nào? Học ở đâu uy tín? Tiếp tục theo dõi bài viết để biết nhé!

Xem thêm: Nên học quản trị kinh doanh hay marketing?

3. Học quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Quản trị kinh doanh làm những nghề gì? Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) hệ đại học từ xa không chỉ giúp người học trả lời câu hỏi “quản trị kinh doanh làm những nghề gì” mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển việc làm trong thị trường lao động hiện nay. 

Đầu tiên, điểm mạnh nổi bật của chương trình là bằng cử nhân được cấp không ghi hình thức đào tạo, có giá trị tương đương với bằng chính quy, giúp người học tự tin sử dụng bằng cấp để xin việc, học lên thạc sĩ, tiến sĩ hoặc xét tăng lương theo quy định của pháp luật.

Tiếp theo, chương trình học online 100% giúp học viên linh hoạt về thời gian, cho phép hoàn thành khóa học trong khoảng từ 2 đến 4,5 năm (tùy đối tượng), rất phù hợp với những người bận rộn. Đối tượng tuyển sinh bao gồm tất cả những ai đã tốt nghiệp THPT hoặc có bằng cấp tương đương, đồng thời với những người đã có bằng cao đẳng hoặc đại học chính quy, PTIT áp dụng chính sách xét tuyển thẳng, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục học tập và miễn giảm môn tùy đối tượng.

Với chương trình quản trị kinh doanh đào tạo từ xa của PTIT, sinh viên ngành quản trị kinh doanh sẽ không chỉ nhận được bằng cấp có giá trị mà còn mở ra nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực quản trị, từ quản lý doanh nghiệp đến các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức lớn nhỏ. Còn chần chờ gì mà không đăng ký ngay!

Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh đào tạo từ xa [Chi tiết-chính xác]

4. Kết luận

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề “Học quản trị kinh doanh làm những nghề gì” cũng như gợi ý cho bạn đọc trường đào tạo chất lượng hàng đầu ở chuyên ngành này – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông. Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc cũng như nếu có câu hỏi hay nhu cầu đăng ký tư vấn/nộp hồ sơ học chương trình đại học từ xa của PTIT, hãy liên hệ qua hotline 0846-770-022 hoặc phiếu đăng ký tư vấn: Đăng ký!

>>Nguồn: buv.edu.vn, dainam.edu.vn

>> Bài viết tham khảo:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Khái niệm công nghệ thông tin là gì? Tố chất của người học

Để thành công trong bất kỳ nghề nghiệp nào, điều quan trọng là bạn phải có ý tưởng rõ ràng về điều mình đang...

Top 3+ các trường đào tạo quản trị kinh doanh không thể bỏ lỡ

Ngành quản trị kinh doanh dần được lựa chọn nhiều hơn bởi triển vọng nghề nghiệp của ngành vô cùng rộng mở. Không chỉ...

Thị trường tuyển dụng công nghệ thông tin năm 2024-2025

Thị trường tuyển dụng công nghệ thông tin Việt Nam trong những năm gần đây gặp nhiều biến động. Điều này phản ánh về...

Công nghệ thông tin học những gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn có những bước tiến vượt bậc về khoa học công nghệ. Vì vậy,...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!