Trong thời đại số, các thiết bị điện tử trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, ngành công nghiệp bán dẫn luôn tìm kiếm giải pháp mới, và thiết kế vi mạch đóng vai trò quan trọng. Vậy, Thiết kế vi mạch là gì? Đây là ngành phát triển các mạch tích hợp, tạo ra các chip điện tử. Tìm hiểu thêm về ngành học thiết kế vi mạch cùng PTIT ngay tại đây!
1. Thiết kế vi mạch là gì?
Hiện nay, nhiều người vẫn không biết – Thiết kế vi mạch là gì? Đây là ngành nghiên cứu, phát triển và chế tạo chip điện tử, cung cấp nhân lực cho công nghiệp công nghệ cao.
Các sản phẩm vi mạch do kỹ sư thiết kế vi mạch tạo ra là thành phần cốt lõi trong các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính, thiết bị giải trí, đồ gia dụng, hệ thống xe điện, thiết bị y khoa và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, vi mạch còn được tích hợp trong các hệ thống tính toán hiệu năng cao, điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu AI.
Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông làm gì?
2. Thiết kế vi mạch học những gì?
Để trở thành chuyên gia thiết kế vi mạch, bạn cần biết những kiến thức chuyên môn trong thiết kế vi mạch là gì? Để từ đó tích lũy các kiến thức và kỹ năng nền tảng trong lĩnh vực này. Sau đây là danh sách các kỹ năng không thể thiếu:
- Kiến thức nền tảng về điện
- Hiểu về linh kiện điện tử như bán dẫn, tụ điện, cuộn cảm, và các linh kiện khác.
- Kỹ năng sử dụng và kết hợp các IC để tạo ra chức năng phức tạp.
- Kiến thức lập trình và vi xử lý, đặc biệt khi thiết kế vi mạch xử lý thông tin.
- Am hiểu quy trình sản xuất vi mạch từ thiết kế bản vẽ đến sản xuất thực tế.
- Sử dụng phần mềm như Cadence, Mentor Graphics để kiểm tra, mô phỏng và tối ưu hóa thiết kế.
- Nắm rõ yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của các ứng dụng đặc thù như vi mạch y tế, điện thoại di động, hoặc ô tô.
Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì?
3. Học thiết kế vi mạch ra trường làm gì?
Sinh viên sau khi hiểu rõ thiết kế vi mạch là gì và khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông với chuyên ngành Thiết kế vi mạch có thể đảm nhận các vai trò sau:
- Kỹ sư thiết kế mạch
- Chuyên gia kiểm thử tiêu chuẩn
- Chuyên gia bảo mật mạch
- Quản lý dự án thiết kế mạch
- Kỹ sư giải pháp thiết kế
- Kỹ sư tương tác hệ thống
- Kỹ sư thử nghiệm mạch
- Chuyên gia vận hành và bảo trì hệ thống tự động
- Chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, máy tính và tự động hóa
- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu và trường đại học trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử và máy tính.
4. Nên học thiết kế vi mạch bán dẫn ở đâu?
Thiết kế vi mạch học ở đâu? Vẫn là thắc mắc lớn của nhiều sinh viên bởi đây là một ngành còn khá mới tại Việt Nam nhưng có tiềm năng phát triển lớn, nên hiện đã được một số trường đại học đưa vào chương trình giảng dạy chính quy.
Ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông với môn học Thiết kế vi mạch tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là ngành học trọng điểm, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, hiện nay Học viện đang có chương trình học từ xa có thể đáp ứng nhu cầu cho các bạn nhà ở xa hay muốn vừa học vừa làm:
- Học online 100% giúp bạn chủ động hoàn toàn về thời gian và địa điểm học mà không cần đến trường.
- Thời gian hoàn thành chương trình kéo dài từ 2 đến 4,5 năm, tùy thuộc vào trình độ đầu vào, khả năng tiếp thu và số tín chỉ đăng ký mỗi kỳ.
- Bằng Kỹ sư do Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận, có giá trị tương đương bằng chính quy và đủ điều kiện để tăng lương hoặc học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ.
Từ bài viết trên, PTIT đã giúp bạn hiểu phần nào về “Thiết kế vi mạch là gì?”. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu về các kỹ sư thiết kế vi mạch ngày càng tăng cao. Đây là một ngành nghề đầy triển vọng, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn học sinh hiện nay.
Nếu bạn quan tâm đến chương trình học tại PTIT thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay qua số hotline: 0846 77 00 22 hoặc đăng ký ngay dưới đây để được tư vấn chi tiết!
>>>Nguồn tham khảo: cmcu.edu.vn, nghenghiep.vieclam24h.vn
>>>Bài viết liên quan: