Sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt cuộc sống hiện đại. Với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, công nghệ được dự đoán sẽ tiếp tục trở thành chủ đề nóng trên toàn thế giới. Đó là lý do mà ngày nay có rất nhiều học viên theo học khoa học máy tính. Vậy thực chất chuyên ngành khoa học máy tính ra trường làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của E-PTIT nhé!
1. Chuyên ngành khoa học máy tính ra trường làm gì?
Tại Việt Nam, khoa học máy tính là một trong những chuyên ngành thuộc hạng mục Công nghệ 4.0. Theo thông báo mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, công nghệ thông tin và máy tính là một trong hai ngành nghề có nhu cầu nhân tài cao nhất. Người học ngành này có cơ hội việc làm trong nhiều ngành nghề khác nhau.
1.1. Lập trình viên
Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng, gỡ lỗi và bảo trì phần mềm bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ví dụ như lập trình viên phần mềm cho hệ điều hành iOS sử dụng Objective-C và Swift, trong khi lập trình viên phần mềm Android phải thành thạo Kotlin. Nếu người học còn thắc mắc về việc chuyên ngành khoa học máy tính ra trường làm gì, lập trình viên được xem là một ngành học lý tưởng bậc nhất.
Ngành khoa học máy tính cung cấp các kiến thức về tất cả các khía cạnh liên quan đến máy tính bao gồm thiết kế phần mềm, phần cứng và hệ thống, sản xuất, vận hành và sửa chữa. Các môn khoa học máy tính bao gồm cấu trúc dữ liệu máy tính, trí tuệ nhân tạo (AI), ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành và xử lý dữ liệu.
>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin ngành khoa học máy tính bưu chính viễn thông
1.2. Quản trị cơ sở dữ liệu
Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu là người thiết kế và duy trì hệ thống thông tin cho người dùng. Khi xây dựng cơ sở dữ liệu máy tính, bạn cần xác định nhu cầu của người dùng thông tin và đảm bảo rằng dữ liệu được an toàn nhất.
Chuyên ngành khoa học máy tính ra trường làm gì, người học sẽ có đủ kỹ năng để chịu trách nhiệm quản lý và vận hành các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu, chẳng hạn như lập kế hoạch, cài đặt, tối ưu hóa và bảo mật. Ngành học khoa học máy tính đem đến những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để người học theo đuổi công việc quản trị cơ sở dữ liệu hữu hiệu.
1.3. Chuyên ngành khoa học máy tính ra trường làm gì – Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là nghề nghiệp cao cấp hơn so với lập trình viên. Công việc của một kỹ sư phần mềm rất đa dạng và đòi hỏi phải ứng dụng nhiều kỹ năng bên cạnh kiến thức lập trình. Phân tích công nghệ phần mềm để tạo ra hệ thống phần mềm đáng tin cậy. Công việc sau đó được giao cho người lập trình và dự án đã hoàn thành.
1.4. Lập trình ứng dụng
Lập trình ứng dụng là việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các chương trình, ứng dụng. Nó có thể là một ứng dụng web hoặc hoặc các ứng dụng phổ biến trên các thiết bị di động Với các hệ điều hành phổ biến là IOS hay Android, lập trình viên ứng dụng sẽ tiến hành thiết kế và phát triển những App phổ biến.
1.5. Robotics
Robotics là nơi sản sinh ra các robot được thiết kế để hỗ trợ hoặc bắt chước các hoạt động của con người. Những robot đầu tiên có thể xử lý các nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như lắp ráp ô tô trên dây chuyền lắp ráp. Ngành học khoa học máy tính đem đến toàn bộ những kiến thức, kỹ năng phục vụ cho việc chế tạo và phát triển robot.
>> Xem thêm: Khoa học máy tính học trường nào ở hà nội tốt nhất? Khả năng xin việc dễ hay khó?
2. Học chuyên ngành khoa học máy tính ở đâu?
Chương trình học Khoa học máy tính (Khoa học Dữ liệu), trực thuộc ngành công nghệ thông tin của PTIT nhằm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành khoa học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế số. Học viên tốt nghiệp được trang bị những kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực khoa học máy tính và khoa học dữ liệu, bao gồm kiến thức kỹ thuật, sự nhạy bén về chính trị, đạo đức làm việc và kỹ năng mềm.
Hiện nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang tuyển sinh ngành công nghệ thông tin theo hình thức đào tạo đại học từ xa. Với nền tảng E-Learning áp dụng vào đại học từ xa, người học được chủ động và linh hoạt trong việc tham gia các lớp học, dưới sự đào tạo của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Qua đó, mở ra con đường đầy triển vọng trong công việc tương lai của các học viên.
Đặc biệt, với hệ đào tạo này, ngoài kiến thức chuyên ngành, học viên còn được giảng dạy thêm học phần tiếng Nhật với 4 kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết. Sau khi hoàn thành 14 tín chỉ học phần tiếng Nhật, học viên có trình độ tiếng Nhật tương đương bậc N4. Đây đúng là một lợi ích cho học viên, mở rộng cơ hội việc làm, nâng cao mức thu nhập và có thể tự tin ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản.
Còn chần chừ gì mà không đăng ký xét tuyển ngay ngành Công nghệ thông tin hệ đại học từ xa PTIT nào!
>> Xem thêm: Giải đáp một số câu hỏi về đại học từ xa ngành công nghệ thông tin
3. Kết luận
Mọi chi tiết về chuyên ngành khoa học máy tính ra trường làm gì và lộ trình học tập, vui lòng để lại liên hệ ngay phía dưới để nhận được tư vấn, giải đáp từ các thầy cô E-PTIT nhé!
Nguồn: dainam.edu.vn, funix.edu.vn, blog.topcv.vn