Trả lời thắc mắc: “Ngành công nghệ thông tin làm gì sau khi ra trường?”

Theo như kế hoạch phát triển nền kinh tế năm 2024 thì ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn phát triển. Với quy mô công ty, doanh nghiệp mở rộng cùng với đó là quá trình hội nhập nền kinh tế nên ngành IT trở thành ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Vậy ngành công nghệ thông tin làm gì sau khi ra trường? Cơ hội nghề nghiệp của ngành này ra sao? Cùng PTIT tìm hiểu những thông tin liên quan đến ngành công nghệ thông tin (IT) dưới đây!

1. Kiến thức học của ngành công nghệ thông tin (IT)

Kiến thức học của ngành công nghệ thông tin (IT)

Khi ứng viên đăng ký học ngành công nghệ thông tin ở các trường sẽ được đào tạo chủ yếu về những kiến thức chuyên môn như:

  • Kỹ năng về thiết kế website, công nghệ phân tích phần mềm, lập trình website, phân tích hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin, phân tích hệ thống dữ liệu của các công ty, lập trình đối tượng sử dụng, thiết kế đồ họa ứng dụng, xây dựng các phần mềm dùng để quản lý công việc…
  • Trang bị kiến thức về quản trị hệ thống mạng, quản trị hệ thống mạng, kiến trúc mạng máy tính, quản trị server…
  • Được rèn luyện về khả năng nghe-nói-đọc-viết Tiếng Anh chuyên ngành, rèn luyện khả năng của bản thân…
  • Biết cách biên soạn, rà soát các dạng dữ liệu của người dùng, tham gia để triển khai dự án, cách thức chuyển giao công nghệ cho khách hàng, bảo hành sản phẩm khi xảy ra vấn đề, tham gia hướng dẫn cách thức sử dụng sản phẩm cho khách hàng…
  • Học tập thêm nhiều nghiệp vụ khác nhau…

Thông tin trên đã giúp bạn điểm sơ qua những kiến thức mà bạn sẽ được học khi lựa chọn chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin. Hãy theo dõi thêm nội dung tiếp theo để giải đáp được “Ngành công nghệ thông tin làm gì khi ra trường?”.

Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?

2. Trả lời thắc mắc “Ngành công nghệ thông tin làm gì khi ra trường?”

Trả lời thắc mắc “Ngành công nghệ thông tin làm gì khi ra trường?”

Ngành công nghệ thông tin làm gì khi ra trường? Đây chính là nỗi băn khoăn lớn nhất đối với nhiều bạn khi quyết định theo đuổi ngành học này. Cụ thể ứng viên công nghệ thông tin có thể làm được những vị trí dưới đây:

  • Làm trong các công ty, doanh nghiệp chuyên về lắp ráp phần mềm, bảo trì, phân phối các thiết bị tin học và máy tính.
  • Làm việc ở những công ty, doanh nghiệp thiết kế website, phát triển phần mềm mới, tư vấn các giải pháp liên quan đến mạng công nghệ thông tin cho người dùng.
  • Làm việc ở những nhà máy, công ty, cơ quan nhà nước, ngân hàng liên quan đến quản lý máy chủ, khắc phục vấn đề liên quan của từng người dùng.
  • Làm việc trong những doanh nghiệp chuyên về chuyển giao công nghệ thông tin.

Hiện nay ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh, có rất nhiều công ty phát triển phần mềm, công ty chuyên về gia công phần mềm cho những công ty nước ngoài. Do vậy cơ hội và triển vọng ngành này rất phát triển.

Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

3. Thực trạng và triển vọng ngành công nghệ thông tin (IT)

Trong thế giới đang chuyển hướng theo thời đại số hóa như hiện nay thì không thể thiếu sự hiện diện của ngành công nghệ thông tin. Ngành học này góp mặt vào nhiều giai đoạn đặc biệt trong quá trình sản xuất, phát triển như kỹ thuật điện tử, gia công hàng hóa, sản xuất phần mềm, kỹ thuật Robot, thiết bị điều khiển số (PLC), sự ra đời của các chương trình số (CNC). Thông qua những vai trò này có thể thấy ngành công nghệ thông tin đã dần nắm vai trò cốt lõi trong từng bước phát triển của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Với mức độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, thị trường tuyển dụng ngành công nghệ thông tin đang trở thành một trong những nhóm ngành “khát” nhân lực khá trầm trọng. Theo số liệu thống kê từ Vietnamworks, tính đến năm 2020 nước Việt Nam ta cần khoảng 1tr2 lao động IT có chuyên môn. Theo số liệu thống kê từ VnEconomy, có gần 90% công ty thuê tối thiểu 50 lập trình viên năm 2024. Với những con số này có thể thấy triển vọng ngành IT rất tốt trong tương lai.

Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Nên học ngành này ở đâu?

4. Mức lương nhận được khi làm việc trong mảng IT

Mức lương nhận được khi làm việc trong ngành IT

Đặc thù công việc của ngành công nghệ thông tin là tập trung tư duy, sáng tạo do vậy công việc sẽ tốn rất nhiều chất xám. Công nghệ luôn phát triển không ngừng, đòi hỏi các lập trình viên phải vững kiến thức và cập nhật thông tin liên tục để lập trình tối ưu nhất. Do vậy mà có thể nói ngành công nghệ thông tin khá áp lực, tốn nhiều thời gian, đòi hỏi ứng viên không ngừng nỗ lực. Nhưng mức thu nhập của ngành này cũng tương xứng với công xứng mà ứng viên bỏ ra.

Hiện nay, số lượng tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin cho vị trí công việc vận hành website, bảo trì website ở các công ty khá lớn. Mức thu nhập của những vị trí này cũng khá cao so với mặt bằng chung của các ngành. Cụ thể:

  • Ứng viên làm ở vị trí thử việc sẽ có mức lương từ 415-510 USD/tháng, mức trung bình là 480 USD/tháng.
  • Đối với những bạn ứng viên chính thức thì mức lương sẽ là 600-1500 USD/tháng.

Mức lương hiện nay phân bố theo hai thành phố lớn của Việt Nam là Hồ Chí Minh và Hà Nội gồm:

  • Tại Hà Nội, mức lương IT phổ biến từ 1100 USD/tháng đến 1500 USD/tháng (chiếm 41.11%), mức lương từ 600 USD/tháng đến 1000 USD/tháng (chiếm 33.2%), mức lương từ 1600 USD/tháng đến 2000 USD/tháng (chiếm 20.55%).
  • Tại TP.Hồ Chí Minh, mức lương IT phổ biến từ 1100 USD/tháng đến 1500 USD/tháng (chiếm 33.3%), mức lương từ 600 USD/tháng đến 1000 USD/tháng (chiếm 27.49%), mức lương từ 1600 USD/tháng đến 2000 USD/tháng (chiếm 32.1%).

Xem thêm: Lý giải tại sao nên học Công nghệ thông tin?

5. Học ngành công nghệ thông tin (IT) của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học ngành công nghệ thông tin (IT) của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Để nắm vững kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng liên quan để có thể tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp tuyển dụng IT thì bạn cần lựa chọn một ngôi trường đào tạo uy tín. Nhắc đến ngôi trường đào tạo IT hàng đầu không thể bỏ qua cái tên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT). Đây là ngôi trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và hệ thống kiến thức chuẩn theo quy định từ Bộ GD&ĐT.

Điều đặc biệt hơn hết, ngành công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã được triển khai với hình thức đào tạo đại học từ xa. Chương trình đào tạo này mang đến rất nhiều ưu điểm cho người học như tiết kiệm chi phí, triển khai nhanh chóng, thuận tiện cho những bạn quá bận rộn không thể sắp xếp lịch trình.

Chương trình đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ có thời gian đào tạo từ 2 năm đến 4,5 năm. Chương trình đào tạo đạt chuẩn đầu ra, người học sau khi hoàn thành xong có thể tự tin ứng tuyển vào những vị trí tuyển dụng của công ty.

Khi lựa chọn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, bạn sẽ được sự hướng dẫn của những giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy. Luôn hết mình hỗ trợ học viên giải đáp những vướng mắc liên quan đến kiến thức học.

Sau khi hoàn thành xong chương trình học, ứng viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin hệ từ xa PTIT vẫn nhận được bằng cấp kỹ sư, giá trị bằng cấp tương đương với hình thức đào tạo truyền thống.

6. Lời kết

“Ngành công nghệ thông tin làm gì sau khi ra trường?”, hi vọng thông qua những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi này và có cái nhìn tổng quan hơn về ngành công nghệ thông tin. Còn chần chờ gì mà không lựa chọn ngay hệ từ xa ngành công nghệ thông tin của PTIT để tích lũy thêm kiến thức, nâng cao trình độ bản thân.

>>>Nguồn: edu.vov.vn, vjst.vn, topcv.vn

>>>Bài viết tham khảo:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....

Hệ thống IoT là gì? Những đặc trưng của hệ thống IoT mà bạn nên biết

Trong kỷ nguyên số, Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Để bắt kịp xu hướng và nắm bắt...

IoT viết tắt của từ gì, có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

IoT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!