Giải đáp thắc mắc: Công nghệ thông tin làm nghề gì?

Công nghệ thông tin là một trong những chiếc chìa khóa vàng giúp con người chạm tay đến những nền văn minh mới. Ngành là công cụ hỗ trợ đắc lực được con người tạo ra nhằm phục vụ mọi mặt của cuộc sống, hơn hết là khoa học và kinh tế. Vậy công nghệ thông tin làm nghề gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Công nghệ thông tin làm nghề gì?

cong nghe thong tin lam nghe gi

Công nghệ thông tin ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì công nghệ thông tin là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi công nghệ thông tin ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Các công việc mà sinh viên ngành công nghệ thông tin có thể đảm nhận sau khi ra trường như:

1.1 Lập trình viên

Lập trình viên là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình và công cụ để thiết kế, xây dựng và bảo trì chương trình phần mềm, ứng dụng, hay trang web,… cho máy tính và điện thoại. Có thể xem lập trình viên như một người nhạc sĩ, sáng tác ra lời bài hát và thậm chí là những nốt nhạc (các đoạn mã lập trình) để tạo ra một bản “hit” của phần mềm máy tính.
Để trở thành một lập trình viên, bạn cần phải sở hữu các yếu tố như tư duy logic, kiên nhẫn, có khả năng tự học, kỹ năng phân tích và kỹ năng giải quyết các vấn đề.

1.2 Kiểm duyệt chất lượng phần mềm

cong nghe thong tin lam nghe gi

Người kiểm duyệt chất lượng phần mềm (Tester). Đúng với tên gọi của nó, công việc chính của một Tester đó là kiểm tra chất lượng phần mềm, cho phần mềm chạy thử trước để khảo sát. Tức là một Tester sẽ kiểm tra chất lượng phần mềm thông qua thực hiện công việc so sánh các điều kiện thực tế của phần mềm so với điều kiện yêu cầu như bugs, defects, errors…Phải có một đội ngũ chuyên trách như vậy thì chất lượng các sản phẩm phần mềm mới đảm bảo hơn được khi đến tay khách hàng có thể hạn chế mức rủi ro một cách thấp nhất

Tester có nhiều mảng như QA, QC, đặc biệt là 2 mảng Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm theo một cách thủ công. Mặc dù không yêu cầu cao về kiến thức lập trình nhưng muốn làm một Manual Tester đòi hỏi bạn phải rành test manual, có đam mê và có sự kiên trì để tìm ra lỗi.

Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

1.3 Nhà phát triển web

Các nhà phát triển web sẽ thiết kế, tạo và sửa đổi các website. Họ chịu trách nhiệm duy trì một trang web ổn định, thân thiện với người dùng, cung cấp các chức năng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu khách hàng. Một số việc làm sẽ yêu cầu bằng cử nhân, trong khi những công việc khác có thể chấp nhận bằng cấp liên kết, bao gồm các lớp về HTML, JavaScrip… Vị trí cụ thể của công việc này là:

  • Nhà phát triển Front End.
  • Quản trị viên website.
  • Lập trình viên web.

1.4 Làm quản lý trong ngành công nghệ thông tin

cong nghe thong tin lam nghe gi

Nếu có nền tảng và trình độ tốt, kinh nghiệm làm việc với các dự án công nghệ thông tin thành công và kỹ năng quản lý vượt trội, bạn có thể nhắm đến các vị trí quản lý trong lĩnh vực này. Bạn cần biết cách thiết lập và triển khai các chính sách, thực thi dự án đáp ứng mục tiêu công nghệ thông tin theo đúng thời hạn và ngân sách.

Các vị trí việc làm quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin gồm:

  • Giám đốc thông tin (CIO)
  • Giám đốc công nghệ (CTO)
  • Giám đốc công nghệ thông tin
  • Trưởng phòng IT
  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo

Xem thêm: Sau khi tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin

1.5 Quản trị cơ sở dữ liệu

Quản trị cơ sở dữ liệu giúp lưu trữ và sắp xếp dữ liệu của khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh của các công ty. Bạn sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu khỏi người dùng trái phép, các truy cập và kết nối không an toàn. Bạn có thể làm việc trong nội bộ công ty hoặc cung cấp dịch vụ quản trị cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp có hệ thống cơ sở dữ liệu lớn như ở các công ty tài chính,… Các công việc bao gồm:

  • Quản trị cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên phân tích bảo mật dữ liệu

2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Nơi đào tạo Công nghệ thông tin chất lượng

cong nghe thong tin lam nghe gi

Với sự bùng nổ công nghệ số trong thời đại 4.0, ngành công nghệ thông tin mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai. Vì thế, ngành học này ngày càng thu hút nhiều học viên đăng ký xét tuyển, nhất là người bận rộn không có thời gian học tập trực tiếp hoặc vừa làm vừa học.

Một trong những ngôi trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin hệ từ xa chất lượng và uy tín chính là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ đào tạo từ xa nhờ sở hữu hàng loạt ưu điểm như: Học online 100%, Sở hữu tấm bằng đại học giá trị, Chất lượng giảng dạy hàng đầu, Mức học phí tiết kiệm nhất…

Để tìm hiểu thêm về Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bạn có thể đăng ký để nhận tư vấn miễn phí chi tiết nhé.

Xem thêm: Các ngành nghề phát triển trong tương lai

3. Kết luận

Trên đây là giải đáp cho: “Công nghệ thông tin làm nghề gì?”. Hy vọng bài viết này có những thông tin mà bạn đang tìm kiếm.

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Tiết lộ chương trình đào tạo từ xa PTIT có điểm gì nổi bật?

Chương trình đào tạo từ xa PTIT có những đặc điểm như thế nào? Vì sao nên lựa đào tạo từ xa PTIT. Điểm qua các ưu điểm khi lựa chọn chương trình đào tạo từ xa.

3 lý do học lập trình online trở thành xu hướng đi đầu tại Việt Nam

Học lập trình online đang trở thành xu hướng đi đầu, thích hợp cho cả học sinh, sinh viên, người đi làm. Vậy lý do gì khiến ngành học này được được đánh giá cao đến vậy?

Có nên học đại học từ xa Bưu chính viễn thông?

Đại học từ xa Bưu chính viễn thông đang là xu hướng triển vọng trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt trội ngày nay. Vậy có nên chọn lựa hình thức đào tạo này?

Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa – Cần lưu ý gì khi chọn hình thức này ?

Bạn muốn học đại học hệ từ xa? Cùng E-PTIT tìm hiểu chương trình học của Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa nhé!
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!