Một mùa tuyển sinh mới đến, các bạn học sinh đang đứng trước nhiều ngã rẽ của cuộc đời. Việc chọn nghề, chọn ngành chưa bao giờ hết hot và nhận được nhiều sự quan tâm. Mỗi một ngành nghề lại đòi hỏi các tiêu chuẩn về trình độ, điểm thi và phẩm chất khác nhau. Trong đó, việc học kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc không trở thành vấn đề được quan tâm. Bài viết dưới đây của PTIT chia sẻ toàn bộ thông tin về ngành học này để người học có cái nhìn tổng quan nhất về ngành trước khi lựa chọn.
1. Điểm chuẩn mới nhất ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
Trước khi giải đáp thắc mắc kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc, hãy cùng tìm hiểu mức điểm chuẩn của ngành này để xem chỉ tiêu của ngành này nhé!
Năm 2022, tại các trường đào tạo ở khu vực phía Bắc, điểm chuẩn của ngành này dao đọng ở mức 15 – 29.5 điểm, tùy thuộc vào từng trường. Vì thế ngành học này phù hợp và tạo cơ hội học tập cho các bạn với nhiều mức học lực khác nhau.
Tại khu vực phía Nam, một số trường top đầu tuyển sinh ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông với điểm chuẩn năm 2022 là 24.25. Với một số nhóm trường thuộc phân khúc trung bình thì điểm chuẩn ngành này chỉ khoảng 15 điểm.
Nhìn chung, ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông (nhiều trường gọi là kỹ thuật điện tử truyền thông) sẽ tuyển sinh các khối A00, A01, B00, C01, D01, D07, D90. Với điểm chuẩn dao động từ 15 đến 29.50 điểm tùy vào khối tuyển sinh.
2. Học Kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc không?
Kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc không? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào khả năng, năng lực của mỗi người học cũng như môi trường đào tạo.
Theo thông tin về điểm chuẩn của ngành phía trên, có thể thấy, đầu vào của ngành này có phân cấp mức đỗ khó – dễ tùy thuộc vào trường đại học đăng ký. Tuy nhiên yêu cầu trong quá trình học đối với ngành học này là tương đối cao. Chương trình đào tạo của một số trường đại học lớn thường khá khắt khe. Vì thế đầu ra của ngành cũng sẽ hạn chế hơn.
Tuy vậy, khả năng xin việc làm của ngành học này là không hề thấp. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là một trong những ngành công nghiệp có tiềm năng tốt ở Việt Nam. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) năm 2020, ngành công nghiệp điện tử viễn thông đóng góp khoảng 7% vào GDP của Việt Nam. Các doanh nghiệp trong ngành điện tử viễn thông tại Việt Nam tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm điện tử viễn thông như điện thoại, máy tính bảng, thiết bị mạng, máy tính, thiết bị giải trí, và các sản phẩm điện tử khác.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Minh từ Viện Điện tử – Viễn thông cho biết, trong quá trình thực tập với các công ty, nhiều sinh viên đã được tuyển dụng và tham gia vào các dự án ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, trong bối cảnh công nghệ 4.0 như hiện nay, nhu cầu việc làm của các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật là rất cao.
Vì vậy mà việc học kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc không cần xem xét đến nỗ lực của từng cá nhân sinh viên rèn luyện và trau dồi trong quá trình học tập.
3. Cơ hội việc làm đa lĩnh vực trong ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
Kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc không? Ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông mở ra cơ hội việc làm cho người học trong đa dạng các ngành nghề. Bên cạnh đó, một số trường cũng mở rộng liên kết chuyên ngành này với khoa học máy tính, công nghệ thông tin. Từ đó mà người học ngành này sẽ có khả năng làm việc trong những môi trường đa dạng. Một số vị trí thích hợp với ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông:
- Tư vấn, thiết kế, vận hành, triển khai kỹ thuật các đài phát thanh, truyền hình, công ty điện thoại di động, công ty dịch vụ kỹ thuật viễn thông.
- Chuyên gia thiết kế, lập kế hoạch và tối ưu hóa web cho các công ty viễn thông.
- Chuyên gia trong lĩnh vực vận hành và bảo trì đường truyền cho các doanh nghiệp, công ty điện tử, công ty viễn thông và các đơn vị phát triển phần mềm cho thiết bị di động.
- Kỹ sư phần cứng, kỹ sư phần mềm, kỹ sư viễn thông và mạng máy tính.
>> Xem thêm: Sau khi học kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì?
4. Mức lương cơ bản của ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông
Người học điện tử viễn thông mới ra trường thường có mức lương khởi điểm dao động từ 8 đến 25 triệu Đồng/Tháng. Riêng đối với các kỹ sư chuyên nghiệp, làm việc tại các tập đoàn nước ngoài, mức lương có thể lên đến 2000USD/Tháng.
Không chỉ có mức lương tốt, người học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông còn được làm việc trong môi trường giàu tính sáng tạo, chuyên nghiệp và đổi mới.
5. Học kỹ thuật điện tử viễn thông chất lượng đào tạo tốt ở đâu?
Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một ngành học khó, đòi hỏi chất lượng đào tạo cao, giáo trình đạt chuẩn. Vì vậy, người học nên cân nhắc trong việc chọn lựa trường đào tạo ngành này.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là 1 trong 3 cơ sở đào tạo về khối ngành công nghệ thông tin và máy tính tốt nhất khu vực Hà Nội và là 1 trong 5 cơ sở tốt nhất của cả nước. Là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, PTIT đã áp dụng những công nghệ hiện đại vào giáo dục, giảng dạy. Điển hình là công nghệ E-Learning vào dạy học hay còn gọi là hình thức đào tạo từ xa.
Chương trình đào tạo từ xa của PTIT sở hữu đội ngũ giảng viên đầu ngành, giàu kinh nghiệm, thời gian học linh động, giúp học viên nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn. PTIT với lộ trình học tập rõ ràng thông qua E-learning, thời gian học tập linh hoạt giúp học viên tiến bộ thông qua từng hành trình.
>> Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào tốt nhất?
6. Lời kết
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây, đọc giả đã hiểu thêm về việc học kỹ thuật điện tử viễn thông khó xin việc không. Mọi thông tin chi tiết về chương trình học của ngành này, vui lòng để lại liên hệ để được PTIT tư vấn chi tiết.
Nguồn tham khảo: hutech.edu.vn, hust.edu.vn