Ngành điện tử viễn thông là gì? Học gì và làm gì?

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nhu cầu về các kỹ sư Điện tử Viễn thông ngày càng tăng cao. Do đó, đây được xem như là một trong những ngành học có triển vọng việc làm tốt nhất hiện nay. Vậy ngành điện tử viễn thông là gì? Cùng PTIT tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Ngành điện tử viễn thông là gì?

Ngành điện tử viễn thông là gì? Học gì và làm gì? 

Ngành điện tử viễn thông là gì? Có thể lý giải rằng: Kỹ thuật Điện tử viễn thông là một ngành học chuyên sâu về việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và vận hành các hệ thống điện tử và viễn thông. Đây là một ngành học kết hợp giữa điện tử và công nghệ thông tin, nhằm mục đích truyền tải thông tin qua các khoảng cách xa bằng các phương tiện như sóng vô tuyến, cáp quang, vệ tinh, và mạng Internet.

Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông làm gì?

2. Ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông đào tạo những gì?

Ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông đào tạo những gì?

Ngành học kỹ thuật điện tử viễn thông đào tạo sinh viên về nhiều khía cạnh khác nhau của công nghệ và kỹ thuật truyền thông. Những kiến thức và kỹ năng chính mà sinh viên được đào tạo bao gồm:

  • Mạch điện tử: Sinh viên sẽ được học về các linh kiện điện tử, cách chúng hoạt động và cách thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến phức tạp.
  • Truyền thông vô tuyến: Nghiên cứu về các sóng vô tuyến, cách chúng truyền đi và cách sử dụng chúng để truyền tải thông tin.
  • Mạng máy tính: Tìm hiểu về các loại mạng, giao thức truyền thông, cách xây dựng và quản lý mạng.
  • Xử lý tín hiệu: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như MATLAB, Python để xử lý tín hiệu số, thực hiện các phép toán như lấy mẫu, lượng tử hóa, lọc, biến đổi Fourier, học cách xử lý lọc nhiễu, nén dữ liệu.
  • Lập trình nhúng: Sinh viên sẽ được học về các ngôn ngữ lập trình nhúng phổ biến như C, C++, Assembly,… Viết ra những phần mềm để điều khiển các thiết bị điện tử.
  • Các công nghệ mới: Được cập nhật những công nghệ mới nhất như IoT (Internet of Things), 5G, trí tuệ nhân tạo.
  • Kỹ năng mềm: Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ được rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như là làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo.

Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông điểm chuẩn

3. Công việc có thể làm khi học ngành điện tử viễn thông là gì?

Công việc có thể làm khi học ngành điện tử viễn thông là gì?

Công việc có thể làm khi học ngành điện tử viễn thông là gì? Ngành Điện tử Viễn thông không chỉ đơn thuần là học về mạch điện và sóng vô tuyến. Mà đây còn là một lĩnh vực vô cùng rộng mở, liên quan mật thiết đến cuộc sống hiện đại và luôn đón đầu những xu hướng công nghệ mới nhất.

  • Kỹ sư viễn thông: Làm việc tại các công ty viễn thông như Viettel, VNPT, FPT, chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và vận hành các hệ thống mạng viễn thông.
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế hay vận hành kỹ thuật: Làm việc tại các đài phát thanh, đài truyền hình, hoặc các công ty sản xuất thiết bị điện tử.
  • Kỹ sư vô tuyến: Chuyên nghiên cứu, khai thác và tối ưu mạng di động 2G, 3G, 4G, 5G.
  • Kỹ sư truyền dẫn: Phụ trách vận hành, khai thác và giám sát lắp đặt mạng truyền dẫn.
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển: Làm việc tại các công ty công nghệ, nghiên cứu và phát triển các thiết bị điện tử tiên tiến.

Theo số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ sinh viên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông có việc làm sau khi ra trường là 97,37%. Đây là một con số rất ấn tượng, cho thấy ngành có nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở.

Xem thêm: lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

4. PTIT – Đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông chất lượng

PTIT – Đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông chất lượng

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành kỹ thuật điện tử viễn thông thì hệ từ xa tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người học bởi những ưu điểm vượt trội mà của chương trình học này mang lại.

Học online 100% cho phép bạn học mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có kết nối internet. Đặc biệt phù hợp với những người đã đi làm hoặc không có thời gian đi học trực tiếp. Bạn có thể tự quản lý thời gian học tập của mình, giúp cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống cá nhân. Giúp tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở và các chi phí phát sinh khác khi học tập tại trường.

Bằng đỏ kỹ sư từ chương trình học từ xa của PTIT có giá trị tương đương với bằng chính quy. Điều này có nghĩa là bạn sẽ nhận được sự công nhận tương đương từ các nhà tuyển dụng và các tổ chức giáo dục khác.

Chỉ cần tốt nghiệp THPT trở lên, bạn đã có thể đăng ký học mà không cần phải trải qua các kỳ thi tuyển sinh phức tạp. Quy trình xét tuyển đơn giản giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhanh chóng bắt đầu chương trình học.

Chương trình học từ xa của PTIT cho phép bạn lựa chọn thời gian học phù hợp với lịch trình cá nhân. Bạn có thể hoàn thành chương trình học trong khoảng thời gian từ 2 đến 4,5 năm, tùy thuộc đối tượng xét tuyển đầu vào.

Sau khi hoàn thành chương trình học Kỹ thuật điện tử viễn thông hệ từ xa và nhận bằng kỹ sư, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục học lên thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Mở ra cơ hội học tập và nghiên cứu chuyên sâu, giúp bạn nâng cao trình độ và phát triển sự nghiệp.

Xem thêm: ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào?

5. Kết luận

Hy vọng rằng, với những thông tin mà PTIT mang đến sẽ giúp bạn nắm được ngành điện tử viễn thông là gì cũng như hiểu rõ ngành này học gì và làm gì. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, sinh viên ngành Điện tử Viễn thông không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường mà còn có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, góp phần thay đổi cuộc sống. Liên hệ ngay hotline: 0846 77 00 22 để tham khảo hệ từ xa ngành kỹ thuật điện tử của chúng tôi nhé!

>>>Link tham khảo: duhoctrawise.edu.vn, jobsgo.vn, onetel.com.vn, admission.tdtu.edu.vn, dantri.com.vn

>>>Bài viết tham khảo:

    Bài viết mới nhất

    Bài viết liên quan

    Tất tần tật thông tin liên quan đến thiết bị IoT là gì?

    IoT là xu hướng công nghệ bùng nổ trong những năm trở lại đây, được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều sự cải tiến...

    Ngành iot là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

    Ngành IoT đang phát triển mạnh mẽ, kết nối các thiết bị thông minh để thu thập và trao đổi dữ liệu trong nhiều...

    IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

    Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

    IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

    Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....
    ĐĂNG KÝ NGAY

    Nhận thông báo khi có tin tức mới!