Thiết kế mạng là gì? Các tiến trình xây dựng và phân loại mạng

Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của tất cả các cơ quan, xí nghiệp và dần trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu được trong thời đại công nghệ thông tin. Vậy thiết kế mạng là gì? Có khó không? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thiết kế mạng là gì?

thiet ke mang

Thiết kế mạng là việc xây dựng một hệ thống bao gồm: mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các chính phủ trên toàn cầu và cả người dùng cá nhân. Với sự bùng nổ của Internet trong vài thập kỷ qua đã làm cho khái niệm mạng máy tính ngày càng trở nên thân thuộc hơn với mọi người.

Internet là hệ thống thông tin toàn cầu bao gồm nhiều mạng máy tính liên kết với nhau, truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP).

Xem thêm: Thế nào là thiết bị viễn thông và tên gọi của chúng là gì?

2. Các tiến trình xây dựng mạng

thiet ke mang

Với xu thế giá thành hiện nay ngày càng hạ của các thiết bị điện tử, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng một hệ thống mạng không vượt ra ngoài khả năng của các công ty, xí nghiệp. Việc khai thác một hệ thống mạng một cách sao cho hiệu quả là vấn đề mà các cơ quan xí nghiệp đặc biệt quan tâm

Hầu hết người ta chỉ chú trọng đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến yêu cầu khai thác sử dụng mạng về sau. Điều này có thể dẫn đến hai trường hợp: Lãng phí trong đầu tư hoặc mạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng.

Xem thêm: Mạng viễn thông và mạng internet là gì? Chi tiết – dễ hiểu

2.1. Thu thập yêu cầu của khách hàng

Đây là tiến trình đầu tiên khởi đầu cho các tiến trình xây dựng mạng. Mục đích chính của giai đoạn này là nhằm xác định các mong muốn của khách hàng về mạng mà chúng ta sắp tiến hành xây dựng. Những câu hỏi thường được hỏi trong giai đoạn này là:

  • Bạn thiết lập mạng để làm gì?
  • Sử dụng mạng cho mục đích gì?
  • Các máy tính nào sẽ được nối mạng?
  • Những người nào sẽ được sử dụng mạng?
  • Mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người / nhóm người ra sao?
  • Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính vào mạng không, nếu có ở đâu và với số lượng bao nhiêu ?

Phương pháp chính của giai đoạn này là bạn phải phỏng vấn khách hàng, nhân viên các phòng mạng có máy tính sẽ nối mạng. Các đối tượng mà bạn phỏng vấn thường không có chuyên môn sâu hoặc không có chuyên môn về mạng. Cho nên bạn nên tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn khi trao đổi với họ.

Những câu trả lời của khách hàng thường không có cấu trúc, rất lộn xộn, nó xuất phát từ góc nhìn của người sử dụng, không phải là góc nhìn của kỹ sư mạng chuyên nghiệp. Chính vì vậy, người phỏng vấn cần có kỹ năng và kinh nghiệm trong cách phỏng vấn các đối tượng sử dụng sau đó tổng hợp thông tin từ câu trả lời của họ.

Xem thêm: Đại học từ xa ngành kỹ thuật điện tử viễn thông

2.2. Phân tích yêu cầu

thiet ke mang

Phân tích yêu cầu mạng máy tính đòi hỏi phải hiểu được các đối tượng người dùng cần gì, hiểu biết các ứng dụng sẽ được triển khai cũng như các thiết bị cần thiết khác cho mạng sẽ triển khai. Phân tích mạng là quá trình hiểu định nghĩa, xác định và mô tả mối quan hệ giữa người sử dụng ứng dụng, thiết bị trong mạng.

Mục đích của phân tích mạng là hiểu người dùng cần gì và hiểu được hệ thống sẽ hoạt động như thế nào. Trong quá trình phân tích một mạng phải kiểm tra trạng thái của mạng hiện có bao gồm bất cứ vấn đề có thể gặp phải.

Khi đã hiểu được yêu cầu của khách hàng bước kế tiếp là ta đi phân tích yêu cầu để xây dựng bằng “đặc tả yêu cầu hệ thống mạng trong đó xác định rõ những vấn đề sau:

  • Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng?
  • Mô hình mạng là gì?
  • Mức độ yêu cầu an toàn mạng
  • Các ràng buộc về bảng thông tối thiểu trên mạng

Xem thêm: Thiết bị viễn thông bao gồm những gì? Xu hướng phát triển của ngành

2.3. Thiết kế giải pháp mạng

Thiết kế giải pháp mạng cung cấp các chi tiết giải pháp về vật lý cho kiến trúc mạng. Thiết kế mạng là phần quan trọng tiếp nối các bước phân tích và kiến trúc mạng. Quá trình thiết kế bao gồm các tài liệu và bản vẽ kỹ thuật của hệ thống mạng, lựa chọn nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ, lựa chọn thiết bị (bao gồm loại thiết bị và cấu hình tương ứng).

Trong quá trình thiết kế mạng, nên sử dụng quy trình đánh giá đối với nhà cung cấp thiết bị hay nhà cung cấp dịch vụ cũng như lựa chọn thiết bị dựa trên đầu vào của quy trình phân tích và kiến trúc thiết kế mạng.

Mục đích của thiết kế giải pháp là tìm hiểu như thế nào o ñể thiết lập mục tiêu thiết kế, chẳng hạn như giảm thiểu chi phí mạng nhưng lại tối ưu hóa hiệu năng mạng, cũng như làm thế nào để đạt được các mục tiêu này, thông qua

hiệu suất mạng và chức năng với mục tiêu thiết kế mạng.

Tùy thuộc vào mỗi đối tượng khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì hoàn toàn giống nhau.

Xem thêm: Review học đại học từ xa

2.4. Kiểm thử mạng

Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng.

Đầu tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Tiếp theo, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an toàn của hệ thống. Nội dung kiểm thử dựa vào bảng yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu.

2.5. Bảo trì hệ thống

Mạng khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng.

Xem thêm: Bằng đại học trực tuyến có giá trị không?

3. Địa điểm đào tạo thiết kế mạng uy tín

thiet ke mang

Để có kiến thức, kỹ năng thiết kế mạng đòi hỏi bạn phải học tập hiệu quả. Một trong những cách để có kiến thức tổng quan về ngành này là tham gia đào tạo tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông.

Học viện với vị thế là đơn vị đào tạo, nghiên cứu trọng điểm, chủ lực của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam, là trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực ICT. Ngoài ra, trường còn cung cấp hệ đào tạo từ xa cho người không có điều kiện học tập trực tiếp học để lấy thêm bằng cấp. Trải qua nhiều thế hệ học viên và qua hoạt động giảng dạy, trường đã nhận được sự tin tưởng và trở thành mơ ước của biết bao thế hệ học viên.

Để tìm hiểu kĩ hơn về Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông bạn có thể truy cập vào Website: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xa để được nhận tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm: Tông quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

4. Kết luận

Thiết kế mạng là ngành nghề có triển vọng phát triển mạnh ở hiện tại và tương lai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về ngành nghề này và chọn ngành hiệu quả nhé!

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Tiết lộ chương trình đào tạo từ xa PTIT có điểm gì nổi bật?

Chương trình đào tạo từ xa PTIT có những đặc điểm như thế nào? Vì sao nên lựa đào tạo từ xa PTIT. Điểm qua các ưu điểm khi lựa chọn chương trình đào tạo từ xa.

3 lý do học lập trình online trở thành xu hướng đi đầu tại Việt Nam

Học lập trình online đang trở thành xu hướng đi đầu, thích hợp cho cả học sinh, sinh viên, người đi làm. Vậy lý do gì khiến ngành học này được được đánh giá cao đến vậy?

Có nên học đại học từ xa Bưu chính viễn thông?

Đại học từ xa Bưu chính viễn thông đang là xu hướng triển vọng trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt trội ngày nay. Vậy có nên chọn lựa hình thức đào tạo này?

Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa – Cần lưu ý gì khi chọn hình thức này ?

Bạn muốn học đại học hệ từ xa? Cùng E-PTIT tìm hiểu chương trình học của Học viện Bưu chính Viễn thông hệ từ xa nhé!
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!