Khái niệm quản trị nguồn nhân lực là một trong những điều mà những người quan tâm tới nghề nhân sự cần phải biết. Trong bài viết này, Elearning PTIT sẽ giúp bạn đi tìm hiểu về khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của ngành quản trị nguồn nhân lực. Cùng theo dõi nội dung phía dưới nhé!
1. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management) là những hoạt động quản lý, đào tạo con người trong một môi trường doanh nghiệp. Mục đích của quản trị nguồn nhân lực là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động để họ đóng góp giá trị cho doanh nghiệp.
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực được thực hiện hiệu quả sẽ đem lại những giá trị tốt đẹp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, phòng nhân sự cần phải lập kế hoạch, khảo sát, đánh giá năng lực của nhân sự và đưa ra các điều chỉnh phù hợp để sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Xem thêm: Quản trị kinh doanh học trường nào ở Hà Nội
2. Chức năng quản trị nguồn nhân lực
2.1 Thu hút nhân tài, tuyển dụng nhân sự
Mỗi vai trò, vị trí công tác của doanh nghiệp đều phải có đủ số lượng nhân sự hoạt động thì công ty mới có thể vận hành tốt. Và phòng nhân sự có chức năng nhiệm vụ là đảm bảo đủ số lượng nhân viên có trình độ phù hợp làm việc tránh xảy ra tình trạng thiếu nhân sự trầm trọng hoặc nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Để thu hút nhân tài, tuyển dụng nhân sự phù hợp, nhân viên phòng nhân sự cần phải nắm rõ tình hình về số lượng nhân lực trong công ty, hiệu quả làm việc của từng cá nhân. Với những thông tin thu thập được về nhân sự sẽ giúp họ lập kế hoạch tuyển dụng lao động kịp thời và phù hợp cho công ty.
Xem thêm: Nên học quản trị kinh doanh hay marketing?
2.2 Đào tạo và phát triển nhân lực
Bên cạnh việc tuyển dụng nguồn nhân lực, phòng nhân sự cũng có trách nhiệm đào tạo, tạo cơ hội cho người lao động trong công ty phát triển và thăng tiến công việc. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo định kỳ dành cho nhân viên của họ được nâng cao kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nhằm giúp họ phát huy năng lực tối đa để tạo ra giá trị tốt đẹp cho doanh nghiệp.
2.3 Giữ chân người tài, duy trì số lượng nhân sự ổn định
Bên cạnh việc tuyển dụng, đào tạo, quản trị nguồn nhân lực còn phải biết cách giữ chân nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực hoạt động ổn định vì thời gian của việc tìm người và đào tạo là không hề ngắn.
Để giữ chân được nhân tài, phòng nhân sự cần thực hiện các hoạt động ngoại khóa hợp lý để giúp nhân viên có thời gian thư giãn nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, phòng nhân sự cũng cần có những chính sách lương thưởng tốt dành cho nhân viên, để nhân viên có động lực làm việc và gắn bó với công ty lâu dài.
Xem thêm: Các ngành nghề phát triển trong tương lai
3. Nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực
Vậy là bạn đọc đã biết khái niệm quản trị nguồn nhân lực, chức năng của nó trong một tổ chức, doanh nghiệp. Tiếp theo là những chia sẻ về nhiệm vụ mà phòng hành chính nhân sự phải làm.
3.1 Theo dõi, đánh giá số lượng nhân sự
Phòng nhân sự cần biết doanh nghiệp của mình có những phòng ban nào, số lượng nhân viên trong mỗi phòng ban. Nhân sự cũng phải luôn theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, phát hiện những vị trí trống hoặc những nhu cầu tuyển dụng bổ sung để kịp thời tuyển dụng nhân sự phù hợp.
3.2 Xây dựng chính sách, quy định chung cho doanh nghiệp
Phòng nhân sự cũng phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ quy tắc làm việc cho doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, tránh xảy ra các tình huống không tốt bên trong tổ chức.
3.3 Phân quyền và quản lý nhân sự
Sau quá trình tuyển dụng, phòng nhân sự sẽ phải sắp xếp và hỗ trợ ứng viên tại vị trí công việc mới, cung cấp cho ứng viên những thông tin cần thiết như quy trình làm việc, quy định công ty, quy trình nhận lượng, chấm công vân tay để giúp nhân viên sớm hoà nhập với văn hoá của công ty.
3.4 Đào tạo nhân sự
Định kỳ 2 lần một năm, phòng nhân sự sẽ làm công tác đào tạo kỹ năng và kiến thức cho nhân viên để họ có thêm kiến thức, kỹ năng mới làm việc. Đây là hoạt động quan trọng và cốt lõi của quản trị nguồn nhân lực.
3.5 Đánh giá khen thưởng, tăng lương cho nhân viên
Đi cùng với các đợt đào tạo là đợt đánh giá khen thưởng và xét tăng lương cho nhân viên. Phòng nhân sự sẽ theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả công tác của từng nhân sự ở các phòng ban để đưa ra mức khen thưởng hợp lý và điều chỉnh tăng lương nếu cần thiết. Việc này nhằm giúp khích lệ tinh thần làm việc và trao thưởng tới những cá nhân xứng đáng.
Xem thêm: Thông báo tuyển sinh năm 2023
4. Kết luận
Với những chia sẻ về khái niệm quản trị nguồn nhân lực, chức năng và nhiệm vụ của ngành này đã phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về ngành quản trị nguồn nhân lực hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu theo đuổi và làm việc trong ngành này, thì có thể tìm hiểu về chương trình đào tạo từ xa ngành quản trị kinh doanh của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ đào tạo từ xa.
Với những kiến thức được đào tạo trong chương trình học chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cũng như khả năng phù hợp để theo đuổi đam mê.Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết “ Tìm hiểu về khái niệm quản trị nguồn nhân lực “. Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả!
Nguồn: Pace.edu.vn; Fast.com.vn