Kỹ thuật điện tử viễn thông là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Vì thế, ngành nghề này cũng có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương tương đối cao. Vậy, lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là bao nhiêu? Nên lựa chọn ngôi trường nào có chất lượng đào tạo tốt? Hãy cùng E-PTIT tìm hiểu nhé!
1. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học gì?
Kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành nghề ứng dụng công nghệ điện tử để phát triển lên những sản phẩm điện tử,viễn thông. Ví dụ như: điện thoại, vi tính, truyền hình, mạch điều khiển,… Sinh viên học điện tử viễn thông được đào tạo chuyên sâu về cách để xây dựng, phát triển, vận hành và bảo trì các thiết bị điện tử viễn thông.
Nhìn chung, sinh viên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông sẽ được trang bị kiến thức thông qua những môn học sau: giải tích mạch điện, kỹ thuật lập trình, điện tử thông tin, xử lý tín hiệu, hệ thống viễn thông, kỹ thuật cao tần và anten,…
2. Cơ hội việc làm và thách thức của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
2.1. Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông
Điện tử viễn thông cùng với công nghệ thông tin là 2 ngành khối công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay. Theo thống kê, giai đoạn năm 2020 – 2025 nước ta sẽ cần khoảng 1,6 vạn nhân lực ngành này. Tuy nhiên, số lượng kỹ sư điện tử viễn thông lại không đủ để đáp ứng con số này.
Sau khi tốt nghiệp kỹ thuật điện tử viễn thông, kỹ sư có cơ hội làm những công việc sau:
- Phát triển sản phẩm điện tử viễn thông: để làm việc ở vị trí công việc này, bạn phải có tư duy sáng tạo và phát triển lên những thiết bị điện tử, viễn thông có ích cho xã hội.
- Lĩnh vực mạng, viễn thông: người làm việc trong lĩnh vực này sẽ xây dựng, lắp đặt và quản trị hệ thống mạng và viễn thông. Để làm được điều này, bạn phải hiểu rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch.
- Điện tử y sinh: kỹ sư chịu trách nhiệm vận hành , bảo trì các thiết bị y tế và sinh học.
- Giáo viên giảng dạy ngành kỹ thuật điện tử viễn thông tại các trường cao đẳng, đại học.
- Vận hành các thiết bị thu âm, thiết bị nghe nhìn trong lĩnh vực âm thanh – hình ảnh.
>> Xem thêm: Sau khi học kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì?
2.2. Thách thức với ngành điện tử viễn thông
Mặc dù cơ hội việc làm rộng mở nhưng nhân lực ngành điện tử viễn thông cũng không có dấu hiệu tăng. Bởi vì để làm việc trong ngành này đòi hỏi nhân lực phải có tư duy sáng tạo rất tốt và khả năng chịu áp lực cao. Ngoài ra, kỹ sư điện tử viễn thông còn phải có tư duy thông minh, nhạy bén, hiểu biết ngoại ngữ và đam mê với công việc. Đây cũng là một thách thức khiến các doanh nghiệp khó tìm kiếm nhân viên. Và nhân viên chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu thì càng khó tìm hơn nữa.
3. Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là bao nhiêu?
Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là điều mà nhiều bạn trẻ quan tâm tới. Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng cao nhưng thị trường lại khan hiếm nhân lực nên lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông tương đối cao.
Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông còn phụ thuộc vào tính chất công việc môi trường làm việc và đơn vị tuyển dụng. Với những người mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương giao động từ 5 – 7 triệu đồng. Nếu có 1 – 2 năm kinh nghiệm, lương có thể tăng lên 10 – 11 triệu đồng. Mức lương trung bình của kỹ sư điện tử viễn thông là 20 triệu đồng/tháng. Và cao nhất có thể đạt tới hơn 50 triệu đồng.
>> Xem thêm: Tổng hợp review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
4. Học kỹ thuật điện tử viễn thông từ xa
Để có kiến thức làm việc trong ngành điện tử viễn thông, cách nhanh nhất là theo một ngôi trường đào tạo có ngành này. Trong đó, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – hệ đào tạo đại học từ xa là lựa chọn tốt nhất. Ưu điểm của hệ đào tạo từ xa là tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, lượng kiến thức vẫn được đảm bảo và học viên vẫn nhận được tấm bằng đại học giá trị.
Có nhiều trường học cũng cung cấp hệ đào tạo từ xa ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Vậy, tại sao lại chọn PTIT? Đó là bởi vì Học viện cung cấp hệ thống bài giảng phong phú, chất lượng và cô đọng kiến thức. Giảng viên của PTIT luôn tận tâm, nhiệt huyết và cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học viên. Đặc biệt, một tuần học viên được đào tạo trao đổi trực tiếp với giảng viên 2 buổi. Đây là điểm khác biệt mà không phải chương trình đào tạo từ xa của trường nào cũng có được.
Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ có những kiến thức cùng kỹ năng quan trọng để làm việc trong ngành điện tử viễn thông.
>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh: Bằng đại học từ xa có giá trị không?
5. Kết luận
Trên đây là mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông cũng như địa điểm đào tạo uy tín. Hy vọng bài viết trên sẽ hỗ trợ các bạn thí sinh chọn ngành, chọn trường tốt hơn.
Nguồn: glints.com, lhu.edu.vn, bcvt.edu.vn