Tự do kinh doanh là quyền lợi của bạn, nhưng đăng ký mã các ngành nghề kinh doanh đúng với lĩnh vực hoạt động lại là nghĩa vụ mà bạn bắt buộc phải làm. Để giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu được lý do vì sao mà doanh nghiệp cần phải trải qua công đoạn này, dưới đây bài viết sẽ cùng bạn đi phân tích, tìm hiểu về chủ đề thú vị đó ngay bây giờ nhé!
1. Tại sao phải sử dụng mã các ngành nghề kinh doanh khi đăng ký?
Trên thực tế, hiện nay nước ta có hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp khác nhau, với vô số các lĩnh vực được triển khai đi vào hoạt động. Do đó, Nhà nước cần phải sử dụng mã các ngành nghề kinh doanh để bắt đầu tiến hành phân chia, quản lý và giải quyết toàn bộ những vấn đề liên quan đến kinh tế một cách thuận lợi, dễ dàng và có hệ thống hơn.
Nếu bạn đang muốn thực hiện thủ tục đề nghị đăng ký doanh nghiệp, bạn bắt buộc phải xác định được mã ngành nghề của mình là gì theo đúng như trên Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã sắp xếp.
Trường hợp bạn thực thi các hoạt động giao thương, sản xuất trái với mã ngành đã đăng ký trước đó, rất có thể bạn sẽ bị các cơ quan Nhà nước điều tra, xem xét và đánh giá là phạm luật. Do vậy, bạn cần phải hết sức cẩn thận ở công đoạn này nhé!
Ở Việt Nam hiện nay, mã các ngành nghề kinh doanh đã được phân loại và mã hóa bằng những chữ cái, chữ số riêng biệt để thể hiện một hoặc một số lĩnh vực cụ thể.
Chính nhờ vào những sự sắp xếp rõ ràng, có logic như vậy, nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đã chủ động thống kê, so sánh được những chỉ số cần thiết, từ đó, giúp họ nhìn thấy những xu hướng, cơ hội xây dựng chính sách, chiến lược phát triển dài hạn phù hợp.
>> Xem thêm: Tổng hợp tất cả các ngành nghề hiện nay, sĩ tử cần biết!
2. Cách đọc hiểu mã các ngành nghề kinh doanh
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mã các ngành nghề kinh doanh được chia ra làm năm cấp khác nhau, trong đó mỗi một cấp tính theo phương tịnh tiến sẽ càng thể hiện chi tiết, cụ thể lĩnh vực mà tổ chức đó hoạt động.
- Mã ngành cấp 1: Mã hóa theo chữ cái từ A đến U
- Mã ngành cấp 2: Mã hóa bằng hai chữ số
- Mã ngành cấp 3: Mã hóa bằng ba chữ số
- Mã ngành cấp 4: Mã hóa bằng bốn chữ số
- Mã ngành cấp 5: Mã hóa bằng năm chữ số
Theo pháp luật, mỗi một cơ sở khi đứng ra khai báo kinh doanh phải đăng ký đến mã ngành cấp bốn, sau đó sẽ bổ sung thêm mã ngành cấp năm nếu có yêu cầu.
Ví dụ: Ngành Trồng lúa có mã ngành cấp bốn là 0111, bởi do nằm trong mã ngành cấp hai 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan) và cấp ba 011 (Trồng cây hàng năm).
Việc chi tiết hóa mã các ngành nghề kinh doanh như vậy sẽ giúp cả phía cơ quan Nhà nước lẫn cơ sở kinh doanh nắm chắc được phạm vi hoạt động và giới hạn của lĩnh vực đó là như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên xem xét công việc của mình nằm trong nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện để thực hiện các quy trình và thủ tục khác chuẩn xác, phù hợp hơn nhé!
>> Xem thêm: Top các ngành nghề phát triển trong tương lai
3. Bạn nên làm gì để phát triển doanh nghiệp lâu dài?
Theo thống kê, Việt Nam đã cán mốc gần 860.000 doanh nghiệp đang hoạt động (tính đến hết năm 2021). Vì thế, để có thể tồn tại và nêu bật được giá trị của mình giữa đám đông, trước hết bạn hãy tìm một khóa học quản trị kinh doanh phù hợp để xây dựng nền tảng tri thức thật tốt.
Nếu bạn đang lo ngại bản thân không thể sắp xếp, cân đối giữa việc đi học và đi làm một cách hài hòa theo lịch trình cố định, vậy thì đừng quên cân nhắc tới chương trình đào tạo đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – ngành Quản trị kinh doanh thử xem sao nhé.
Đây là mô hình học đại học trực tuyến, học từ xa nên thời gian nghiên cứu bài giảng hay tiến độ tiếp thu kiến thức phần lớn sẽ nằm trong quyền chủ động của bạn. Chỉ cần bạn chịu khó, quyết tâm và có ý thức học tập chắc chắn kết quả sẽ vượt ngoài mong đợi.
Hơn thế, khi tham gia vào hệ đào tạo từ xa của trường, bạn còn có cơ hội tiếp xúc thêm với các môn ngoại ngữ khác như là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật để nâng cao trình độ và mở rộng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đội ngũ giảng viên đều là những thầy cô rất tâm lý và giàu kinh nghiệm, nên mọi thắc liên quan đến học tập hay nghề nghiệp như là: “Tra cứu mã các ngành nghề kinh doanh thế nào?” đều được các thầy cô rất sẵn lòng giải đáp.
Vì thế, bạn hãy để lại liên hệ ngay để được lắng nghe nhiều hơn, giải đáp thắc mắc nhé!
4. Kết luận
Mong rằng, qua những chia sẻ vừa rồi bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của mã các ngành nghề kinh doanh và biết cách ứng dụng tra cứu mã ngành trong thực tế. Chúc bạn cùng doanh nghiệp luôn tự tin, cống hiến hết mình và giành được nhiều thành công trên con đường tương lai phía trước nhé!
Link tham khảo: thuvienphapluat.vn; giayphepkinhdoanh.vn; esign.misa.vn