Bằng cách tích hợp Internet vào cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể truy cập hầu như mọi thông tin và liên lạc với mọi người trên khắp thế giới. Các ứng dụng và dịch vụ trên mạng Internet là rất quan trọng trong cuộc sống. Cụ thể ra sao, hãy cùng EPTIT tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Sự phát triển của internet hiện nay
Internet là mạng hiện đại kết nối các thiết bị điện tử tạo thành một hệ thống mạng chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ, truyền tải và trao đổi thông tin với người dùng. Internet chính thức ra đời và bắt đầu được công chúng chú ý vào những năm 1990, khi Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (ARPA) nghiên cứu và thúc đẩy khả năng tiếp cận. Đến nay, Internet được coi là một mạng lưới quan trọng bao phủ các quốc gia trên toàn thế giới.
Tính đến tháng 6 năm 2023, đã có 5.6 tỷ người dùng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet trên toàn cầu. Doanh số thương mại trên các sàn thương mại điện tử lên đến 6.5 nghìn tỷ Đô la. Theo nhóm nghiên cứu WRS, được dẫn dắt bởi Matt Ahlgren năm 2023, Châu Á vẫn là khu vực có số lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, chiếm 53,6% lượng sử dụng Internet toàn cầu.
Trong số các quốc gia sử dụng internet nhiều nhất, Trung Quốc đứng đầu với 1,1 tỷ người. Người dùng Internet trên toàn thế giới dành trung bình bảy giờ trực tuyến mỗi ngày. Điều này cho thấy được vai trò của của internet là quan trọng thế nào với cuộc sống hàng ngày.
2. Các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet
Ngày nay, có nhiều các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet khác nhau, thế nhưng tựu chung vẫn được chia thành các nhóm phổ biến dưới đây.
2.1. Công cụ tìm kiếm thông tin
Theo statistic và statcounter, Google thống trị trên tất cả các thiết bị (máy tính để bàn, thiết bị di động và máy tính bảng) ở tất cả các quốc gia. Điều khiến Google trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến và đáng tin cậy nhất là chất lượng kết quả tìm kiếm của nó. Google sử dụng các thuật toán phức tạp cho ra độ chính xác tương đối cao.
Các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet hỗ trợ tìm kiếm phổ biến thứ hai trên thế giới ngày nay là Microsoft Bing, với thị phần từ 2 đến 12%. Ngoài ra, còn các công cụ khác cũng rất phổ biến như Yahoo, Baidu,…
>> Xem thêm: Tổng hợp review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
2.2. Thư điện tử
Gmail là cái tên quen thuộc với hầu hết chúng ta, đặc biệt là những người làm việc văn phòng. Tính đến cuối năm 2019, Gmail có 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới và con số này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Người ta ước tính có hơn 90% doanh nghiệp mới và 60% doanh nghiệp ở Hoa Kỳ có sử dụng gmail để phối hợp cùng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet.
2.3. Đào tạo trực tuyến
Sự xuất hiện của internet đã đem đến một bước ngoặt lớn cho lĩnh vực giáo dục. Với sự ra đời của hình thức đào tạo đại học trực tuyến cùng hiệu quả đào tạo không thua kém gì so với hình thức truyền thống. Điển hình như hệ thống đào tạo trực tuyến của PTIT, với nền tảng E-Learning, cho phép học viên được tiếp cận với đầy đủ kiến thức, kỹ năng đúng với chuyên ngành của mình.
>> Xem thêm: Công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục là gì?
Một số ngành hàng đầu tại PTIT là kỹ thuật điện tử viễn thông. Đặc biệt, ngành học này đã được nhà trường triển khai thêm hình thức đào tạo đại học từ xa vô cùng tiện lợi về thời gian và tiết kiêm học phí. Đặc biệt, sau khi hoàn thành chương trình học, học viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp kỹ sư không ghi hình thức đào tạo, có giá trị tương đương bằng chính quy. Đây là một trong những ngành xu hướng hiện nay, bởi sự phủ sóng của các công cụ truyền thông trong mọi lĩnh vực của đời sống.
2.4. Kinh doanh, mua sắm trực tuyến
Với các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet phổ biến này, bạn chỉ cần ngồi ở nhà, chọn sản phẩm mình cần và chúng sẽ được giao tận nơi với giá rất tiết kiệm. Dẫn đầu hiện nay là Lazada, ứng dụng mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động gia nhập thị trường Việt Nam từ đầu năm 2012 và là thành viên của Tập đoàn Lazada, một trong những trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất tại châu Á nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Tiếp đó là các ứng dụng ở khu vực Bắc Mỹ như Amazon, ứng dụng Shopee, ứng dụng Cho Tot, Tiki tại Việt Nam. Tất cả đều có doanh số bán hàng siêu khủng và sự mở rộng người tham gia trên toàn cầu.
2.5. Kết nối, giao lưu với bạn bè
Ngày nay, bên cạnh những mạng xã hội phổ biến như instagram, Facebook, Zalo,, còn có rất nhiều ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet khác cho phép mọi người được kết nối, giao lưu với nhau. Điển hình như Wechat, Tinder, Blue,… mỗi ứng dụng đều có mục tiêu thiết lập khác nhau.
3. Lợi ích của các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet
Trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay, học sinh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Internet. Hầu hết các tài liệu đều có sẵn trực tuyến, vì vậy việc sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet đúng mục đích có thể rất hữu ích trong quá trình học tập.
Bên cạnh đó ứng dụng và các dịch vụ trên mạng internet rất quan trọng đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mở rộng thị trường trong nước mà còn bắt đầu mở rộng thị trường quốc tế. Sự xuất hiện của Internet đã đem đến nhiều lợi ích đối với quá trình phát triển của các doanh nghiệp.
Có thể nói các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet là một kho tàng tri thức khổng lồ giúp mọi người tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, mọi người cũng sẽ dễ dàng kết nối với nhau thông qua internet mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Nói một cách khác, Internet đã kéo gần mọi người lại với nhau.
4. Lời kết
Ngày nay, các ứng dụng và dịch vụ trên mạng internet được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất đến dịch vụ giải trí và đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của con người.
Nguồn: websiterating.com,wlin.com.vn, daotaotester.com
>> Xem thêm: Kỹ sư điện tử viễn thông hệ từ xa có gì đặc biệt?