Năm 2023 là năm phát triển của nhiều ngành nghề công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông. Cùng Elearning PTIT đi tìm hiểu xem chương trình đào tạo của ngành học này là gì và cơ hội việc làm ra trong bài viết dưới đây nhé.
1. Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông là một lĩnh vực kết hợp giữa các kiến thức về điện tử, viễn thông, tin học và truyền thông. Nó bao gồm các hoạt động như nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, vận hành và bảo trì các hệ thống điện tử, viễn thông và truyền thông.
Ngành này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các thiết bị viễn thông, mạng lưới truyền thông và các sản phẩm điện tử hiện đại. Nhân sự ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông được đào tạo để có thể thiết kế và phát triển các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, thiết bị viễn thông và các hệ thống mạng.
Ngoài ra, ngành này cũng đòi hỏi nhân sự trong ngành có sự hiểu biết về các công nghệ điện tử và viễn thông, cũng như các kỹ năng lập trình và phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, các chuyên gia trong ngành cũng cần phải có khả năng tư vấn và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hệ thống điện tử và viễn thông.
Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
2. Tổng quan chương trình đào tạo ngành công nghệ điện tử viễn thông
Về tổng quan chương trình đào tạo, nhiều trường đại học hiện nay triển khai hướng dẫn sinh viên các kiến thức liên quan tới lĩnh vực điện tử, truyền thông và công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến.
Với đặc thù là một ngành học có tính ứng dụng cao, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, cho nên sinh viên ngành học này được tạo nhiều cơ hội học và thực hành từ rất sớm. Trung bình trong một chương trình đào tạo bậc đại học của ngành công nghệ điện tử viễn thông, sinh viên sẽ có 30% thời lượng thực hành, làm việc với các trang thiết bị máy móc.
Trong thời gian đó, sinh viên sẽ học các kỹ năng về vận hành, bảo trì và nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử viễn thông. Ngoài ra, sinh viên cũng phải tìm hiểu, nghiên cứu để phát triển các ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông.
Bên cạnh thời gian thực hành nghiên cứu, sinh viên cũng có khoảng thời gian học các môn lý thuyết chuyên sâu. Hiện tại, ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông đang được chia ra làm 3 chuyên ngành để sinh viên cân nhắc lựa chọn là:
- Kỹ thuật điện tử – Viễn thông
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Hệ thống nhúng và IoT (tạo ra các thiết bị thông minh, kết nối Internet)
Xem thêm: Review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
3. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông
Theo quan sát hiện nay, có thể thấy nhu cầu nhân sự của ngành này tương đối cao. Không chỉ ở các doanh nghiệp viễn thông lớn như Viettel, Vinaphone, VNPT, FPT, Thế Giới Di Động mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực khác cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự về làm việc. Điều này cho thấy sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông có rất nhiều cơ hội làm việc tại nhiều môi trường.
Hiện tại, danh sách các ngành nghề tiềm năng cho ngành này mà sinh viên có thể cân nhắc bao gồm:
Chuyên viên thiết kế mạch điện tử: là người chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và kiểm tra các mạch điện tử và linh kiện điện tử để sử dụng trong các thiết bị và sản phẩm điện tử. Các sản phẩm điện tử này có thể là điện thoại di động, máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, máy tính bảng, máy ảnh, đèn LED và nhiều sản phẩm khác.
Kỹ sư mạng: là một chuyên gia trong lĩnh vực mạng máy tính, có trách nhiệm thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì các hệ thống mạng máy tính, đảm bảo chúng hoạt động tốt, an toàn và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa thiết bị: là người có trách nhiệm đảm bảo các thiết bị và hệ thống hoạt động một cách ổn định và bảo đảm được chất lượng.
Chuyên viên viễn thông: là chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và mạng viễn thông. Công việc của chuyên viên viễn thông bao gồm thiết kế và triển khai hệ thống viễn thông, quản lý và vận hành hệ thống viễn thông, phân tích và giải quyết sự cố,…
Chuyên viên an toàn thông tin (hay còn được gọi là chuyên viên bảo mật): là người có trách nhiệm bảo vệ thông tin và hệ thống của tổ chức hoặc doanh nghiệp trước các mối đe dọa an ninh mạng.
Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?
4. Chương trình đào tạo từ xa ngành kỹ thuật điện tử viễn thông tại PTIT
Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông tại một trường đại học uy tín thì đừng bỏ qua Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) nhé. Trường đang có chương trình đào tạo từ xa ngành này dành cho mọi đối tượng có mong muốn học tập, chỉ cần bạn đã tốt nghiệp bậc THPT và có giấy xác nhận.
Chương trình học có yêu cầu xét tuyển đầu vào tương đối đơn giản, rõ ràng nhờ đội ngũ tư vấn nhiệt tình của nhà trường. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp về chương trình đào tạo này thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với PTIT nhé!
5. Kết luận
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết “Tìm hiểu về ngành đào tạo công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông năm 2023”. Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả!
Nguồn: Hotcourse.vn; Tuyensinh.vhu.edu.vn
Hiện tại Chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang tuyển sinh 03 ngành: Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện tử viễn thông. Nếu bạn quan tâm đến chương trình, hãy để lại thông tin để được các thầy cô của nhà trường tư vấn chi tiết nhất nhé.