Tính chủ động, đều cao việc tự học là những gì mà nhiều trường đào tạo trong nước và quốc tế đang hướng tới. Để có thể đáp ứng được yêu cầu ấy, bắt buộc những thông tin, tài liệu phải được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng, tiện lợi và có khả năng học đi học lại nhiều lần. Đó cũng chính là lý do để E-learning được ra đời. Vậy hệ thống E-learning là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
1. E-learning là gì? Hệ thống e-learning là gì?
E-learning là cụm từ tiếng Anh viết tắt bởi Electronic Learning (học tập trực tuyến). Đây là phương pháp giáo dục được tổ chức thực hiện dựa trên các thiết bị điện tử có kết nối internet như: điện thoại, máy tính, ipad,… Qua đó, mọi người có thể dễ dàng kết nối với nhau, tương tác, trao đổi thông tin kiến thức mà không phải gặp mặt trực tiếp.
Thông qua nền tảng E-learning các tổ chức giáo dục thường tiến hành những hoạt động như: xây dựng bài giảng, lưu trữ dữ liệu học tập, thông tin của học viên, thống kê, đánh giá hiệu quả học tập và năng lực trong quá trình giảng dạy.
Vì vậy, nếu bạn hiểu được hệ thống E-learning là gì thì chắc chắn bạn cũng sẽ biết rõ đây sẽ trở thành một xu thế học tập được nhiều cơ sở đào tạo ở nhiều nước trên thế giới chú trọng phát triển. Để có thể vận hành được một hệ thống E-learning hoàn chỉnh mỗi trường học, mỗi doanh nghiệp đều cần đến rất nhiều yếu tố và thiết bị hỗ trợ. Tuy nhiên, dù cho bạn tham gia vào bất kỳ hình thức nào thì E-learning vẫn thường đảm bảo có đủ ba hệ thống LMS, LCMS, Authoring Tools.
Xem thêm: E-learning là gì? E-learning mang lại lợi ích bất ngờ gì?
2. LMS trong hệ thống E-learning là gì?
Hệ thống quản lý học tập LMS hay còn được gọi là Learning Management System. Đúng như theo tên gọi, LMS phần lớn sẽ đảm nhiệm chức năng giống như một nhà quản lý đào tạo trên môi trường trực tuyến. Do đó, các công việc từ tổ chức, quản lý tài liệu, phân công nội dung, đến theo dõi và báo cáo kết quả sẽ đều do LMS vận hành. Giao diện mỗi một hệ thống quản lý học tập sẽ có những sự khác biệt nhất định dựa vào nhu cầu, chi phí, kỹ năng quản lý của người điều khiển và người lập trình.
Một số chức năng mà LMS có thể đảm nhận trong hệ thống E-learning là gì?
Chức năng lưu trữ thiết kế chương trình học: Nhờ vào chức năng này, giảng viên hoặc những người đào tạo có thể dễ dàng đăng tải nội dung giáo án, tài liệu học tập, lưu trữ và kiểm soát chúng theo nhiều cách khác nhau.
Chức năng tương tác mở: Thông qua các phần mềm LMS, mọi người ở nhiều vùng quốc gia lãnh thổ đều có cơ hội tham gia vào một lớp học trực tuyến cùng nhau. Hơn thế, bạn còn có thể tương tác, làm bài tập, bài thi trong chương trình học ngay trên nền tảng trực tuyến E-learning như thế này.
Chức năng quản lý, theo dõi: Tại đây tiến trình học tập của học viên được theo dõi sát sao. Bên cạnh đó LMS cũng cho phép các đối tượng thực hiện quản lý giao dịch như tiền học phí, tiền lương cho giáo viên hoặc các chi phí phát sinh khác trong quá trình đào tạo.
Xem thêm: Đại học trực tuyến – Giải pháp đào tạo hiệu quả trong thời kỳ 4.0
3. LCMS trong hệ thống E-learning là gì?
Hệ thống e-learning là gì? Chắc chắn không thể thiếu được LCMS. Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS (Learning Content Management System) có mối liên hệ chặt chẽ với LMS để xây dựng một chương trình đào tạo E-learning hoàn chỉnh. Hay nói cách khác LCMS sẽ có vai trò xây dựng, lưu trữ, quản lý và phân phát nội dung học tập đến những người tham dự khóa đào tạo trên nền tảng internet.
Nhờ vào LCMS mà giờ đây nhiều giảng viên, giáo viên tiết kiệm được phần nào các chi phí như: in học liệu, đồ dùng, thiết bị giảng dạy trực tiếp. Bên cạnh đó, tất cả các thông tin liên quan đến nội dung học tập đều được lưu trữ một cách dễ dàng, tiện lợi, hạn chế tình trạng bị mất, bị nhòe tài liệu như phương pháp truyền thống chúng ta vẫn thấy.
Nếu tham gia lớp học trực tiếp, bạn gần như không có cơ hội để lắng nghe và ghi chép bài giảng nhiều lần. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có những trường hợp bất đắc dĩ mà chúng ta sẽ không thể tham dự lớp học hoặc bỏ sót thông tin khi ghi chép. Vậy mà kể từ khi có E- learning và hệ thống quản lý học tập LCMS, nhiều trường đã áp dụng hình thức lưu trữ bài học, cho phép học sinh, sinh viên được xem đi xem lại bài giảng. Do đó mà hiệu quả học tập và công tác đào tạo được nâng cao hơn trước.
Vì thế, thời gian gần đây ngày càng có nhiều cơ sở giảng dạy, doanh nghiệp tìm hiểu về hệ thống E-learning là gì, cách triển khai một chương trình học tập trên E-learning như thế nào.
Xem thêm: Phần mềm E-learning là gì? Những lợi ích của phần mềm E-learning
4. Authoring Tools – Công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng
Để có thể cho ra những bài giảng chất lượng, sống động, bắt mắt với nhiều hình ảnh, thông tin hữu ích, dễ tiếp cận đến người học thì chúng ta không thể nào không nhắc tới Authoring Tools. Hiện nay, nhiều người vẫn thường lầm tưởng Powerpoint là một phần mềm hỗ trợ xây dựng và thiết kế bài giảng. Về bản chất, Powerpoint thực ra chỉ là nơi để tạo ra các bài trình chiếu dựa trên nội dung học tập đã có sẵn.
Trên thị trường giờ đây xuất hiện hai loại phần mềm thiết kế bài giảng. Thứ nhất là các phần mềm hoạt động độc lập, chú trọng. tập trung vào việc hỗ trợ giáo viên lên ý tưởng xây dựng bài học sao cho tối ưu nhất mà vẫn truyền tải được nội dung học tập một cách đầy đủ. Tuy nhiên, do thói quen sử dụng Powerpoint làm công cụ thiết kế suốt nhiều năm qua, nên nhóm thứ hai sẽ là những phần mềm có tích hợp thêm cả Powerpoint, giúp quá trình lên bài giảng trên E-learning trở nên quen thuộc, tiện lợi và dễ dàng hơn.
Chương trình đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông rất vinh dự khi được biết đến là một trong những cơ sở đào tạo ứng dụng thành công E-learning vào quá trình giảng dạy. Nếu bạn đã hiểu được công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng trong hệ thống E-learning là gì rồi thì hãy đưa ra những quyết định thật phù hợp cho môi trường đào tạo cũng như khả năng, sở thích của người học nhằm tạo nên những bài giảng thật chất lượng nhé.
5. Kết luận
Để có thể tiếp cận và vận dụng một phương pháp mới trong bất cứ lĩnh vực nào đểu không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, đổi mới là để phát triển, là để tiến xa hơn trong tương lai. E-learning ra đời với chức năng giúp quá trình học tập, đào tạo được hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian hoàn thành khóa học, tiết kiệm chi phí cho cả người dạy và người tham gia.
Vì vậy, nếu có cơ hội bạn hãy thử tìm hiểu thêm về hệ thống e-learning là gì và đăng ký ngay Chương trình đào tạo từ xa – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhé, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Link tham khảo
tino.org
elc.ehou.edu.vn
acabiz.vn