Quan niệm về giáo dục truyền thống đã thay đổi kể từ khi có sự xuất hiện của E-learning. Một vài năm trở lại đậy, hình thức đào tạo trực tuyến nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ bởi những lợi ích mà nó đem lại. Vậy học trực tuyến E-learning là gì, mà lại đem tới nhiều thay đổi cho hệ thống giáo dục trên thế giới nói chung và cả Việt Nam nói riêng đến như vậy. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Học trực tuyến E-learning là gì?
Đây là một hình thức giáo dục, học tập nhờ vào sự kết nối của mạng Internet. Trong đó, người dạy và người học đều có thể truy cập vào hệ thống E-learning trên các thiết bị công nghệ thông minh có kết nối mạng. Trên nền tảng E-learning, người dạy có thể xây dựng các bài giảng online dưới dạng các video và đưa chúng lên hệ thống lưu trữ bài giảng của cơ sở đào tạo. Đồng thời, người học cũng có thể sử dụng các tài khoản học tập do nhà trường cấp để vào hệ thống E-learning và theo dõi các bài giảng nói trên.
Như vậy, học viên có thể theo dõi nhiều bài giảng do giảng viên tạo ra, theo phương thức trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Ngoài ra, cả hai cũng có thể tự do trao đổi về chương trình học tại các diễn đàn, forum của hệ thống và thực hiện các bài kiểm tra.
Xem thêm: Đại học trực tuyến – Giải pháp đào tạo hiệu quả trong thời kỳ 4.0
2. Những đối tượng mà hệ thống đào tạo E-learning hướng tới
Nhiều người cho rằng, phương pháp học trực tuyến E-learning chỉ nhắm đến những đối tượng là học sinh, sinh viên và người dạy học, nói một cách khái quát là dành cho các tổ chức giáo dục. Xong, trên thực tế, không hẳn là như vậy. Với những đặc điểm nổi trội, E-learning cũng được sử dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Với những đối tượng là công ty tư nhân hay tổ chức, doanh nghiệp, họ sử dụng E-learning để hướng dẫn và đào tạo các nhân viên về những kỹ năng, chuyên môn công việc. Mục đích của hoạt động đào tạo này là để cải thiện hiệu quả công việc, tăng năng suất lao động và tăng cường kỹ năng chuyên môn.
Với những tổ chức giáo dục, cơ sở đào tạo, E-learning được sử dụng cho mục đích đào tạo, giảng dạy nói chung, và là phương pháp giúp cho người học có cơ hội tiếp cận được các kỹ thuật giảng dạy hiện đại để nâng cao hiệu quả học tập.
Xem thêm: Có nên học hệ đào tạo từ xa e-learning?
3. Các thành phần có trong hệ thống đào tạo E-learning
3.1 Người dùng hệ thống E-learning
Trong E-learning có 2 đối tượng người dùng chính, đó là giảng viên và học viên.
Về giảng viên, đây là người sẽ đi cùng với các bạn học viên trong suốt buổi học. Ngoài ra, họ cũng có trách nhiệm cung cấp tài liệu, soạn bài giảng, cung cấp kiến thức chuyên môn, tương tác và giải đáp các thắc mắc của học viên.
Về học viên, họ là thành phần chính của hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning, góp phần vào sự hình thành và phát triển của loại hình đào tạo này. Nhiệm vụ của họ là tham gia vào các khóa học trực tuyến, học tập các kiến thức do giảng viên cung cấp, làm bài tập, trao đổi và thảo luận với giảng viên tại các diễn ra khi có thắc mắc. Cuối cùng, họ có thể đưa ra phản hồi, đánh giá của bản thân về chất lượng khóa học.
Xem thêm: Phần mềm E-learning là gì? Những lợi ích của phần mềm E-learning
3.2 Trung tâm quản lý E-learning
Đây là bộ phận trực thuộc cơ sở đào tạo, hoặc bên thứ ba. Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi toàn bộ hoạt động giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên trên hệ thống E-learning. Ngoài ra, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo quá trình đào tạo của hệ thống được diễn ra mượt mà, thuận lợi và không gặp bất cứ vấn đề gì.
Bên cạnh đó, khi học viên có bất cứ phản hồi gì về chất lượng đào tạo hoặc hệ thống, họ có thể phản hồi trực tiếp với trung tâm quản lý E-learning. Tất cả các phản hồi sẽ được bộ phận này tiếp nhận và xử lý.
3.3 Trung tâm quản trị, vận hành hệ thống E-learning
Vai trò chính của bộ phần này là đảm bảo quy trình giảng dạy, học tập diễn ra theo một quy trình chuẩn nhất định, mang tính minh bạch và rõ ràng. Các hoạt động cụ thể bao gồm ban hành quy định và cấp quyền hoạt động cho giảng viên và học viên được tham gia vào hệ thống E-learning, theo dõi và giám sát hệ thống, xử lý các hành vi vi phạm quy định vận hành. Nhìn chung, mọi hoạt động diễn ra trên hệ thống E-learning đều được trung tâm quản trị và vận hành theo dõi để đảm bảo mọi thứ được diễn ra một cách phù hợp.
Xem thêm: Review học đại học trực tuyến- Giải đáp mọi thắc mắc cho người học!
4. Những ưu điểm vượt trội của hệ thống E-learning
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ và mạng Internet đã giúp cho học trực tuyến E-learning trở nên dễ dàng hơn. Có thể không thể phủ nhận với quan điểm E-learning đã đem lại nhiều thay đổi với hệ thống giáo dục trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Về mặt ưu điểm, E-learning đã đem lại nhiều lợi ích cho người chọn nó, bao gồm:
- Tiết kiệm chi phí tối đa khi học tập
- Tiết kiệm thời gian đi lại trong quá trình học
- Nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo của giảng viên
- Thời gian và không gian học tập có sự linh hoạt, cởi mở
- Đề cao tính tự giác của học viên
Nhìn chung, E-learning đã mở ra cơ hội học tập cho nhiều người, ngay cả những người bận rộn như những nhân viên văn phòng. Vậy nên, nhiều trường đại học đã tổ chức, triển khai chương trình đào tạo từ xa E-learning để đáp ứng nhu cầu đó. Một trong số đó phải nhắc đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông với chương trình đào tạo từ xa chất lượng với 3 chuyên ngành đào tạo:
- Công nghệ thông tin
- Kỹ thuật điện tử viễn thông
- Quản trị kinh doanh
Chương trình đào tạo từ xa của Học viện liên tục tuyển sinh các bạn học viên, với điều kiện đã tốt nghiệp bậc THPT và có giấy chứng nhận. Để nhập học, bạn hãy liên hệ ngay với PTiT để được chỉ dẫn làm các thủ tục, hồ sơ cần thiết nhé!
Xem thêm: Tổng quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
5. Kết luận
Vừa rồi là những chia sẻ về chủ đề “Học trực tuyến e-learning là gì?”. Hy vọng rằng bài viết sẽ có ích với bạn.
Nguồn: Tino.org; Lucidplot.com; Dhthainguyen.edu.vn