Kỹ thuật điện tử đã trở thành một trong những lĩnh vực cốt lõi trong thời đại công nghệ hiện nay, đóng vai trò không thể thiếu trong mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại. Vậy cụ thể, kỹ thuật điện tử là gì?, và tại sao ngành này lại có sức hút lớn với giới trẻ? Bài viết này PTIT sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất của kỹ thuật điện tử, vai trò trong xã hội, cùng những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà ngành này mang lại
1. Tìm hiểu ngành kỹ thuật điện tử là gì?
Nhiều người vẫn thắc mắc: “Kỹ thuật điện tử là gì?” Đây là một lĩnh vực rộng lớn trong ngành kỹ thuật, chuyên nghiên cứu, thiết kế và ứng dụng các thiết bị điện tử, mạch điện, cùng hệ thống điện tử, với mục tiêu cải thiện và tối ưu hóa hiệu suất của các sản phẩm công nghệ trong cuộc sống hàng ngày.
Từ những chiếc smartphone thông minh, máy tính cá nhân cho đến các hệ thống tự động hóa trong nhà máy, thiết bị y tế hiện đại và thậm chí cả các phương tiện giao thông tự lái, kỹ thuật điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và phát triển các sản phẩm công nghệ phục vụ cuộc sống con người.
Kỹ thuật điện tử không chỉ là nền tảng cho sự phát triển của công nghệ thông tin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như năng lượng, y tế và môi trường.
Trong tương lai, kỹ thuật điện tử hứa hẹn sẽ mang đến những đột phá mới, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ thông minh hơn, kết nối hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông làm gì?
2. “Khát” nhu cầu lao động ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
Từ nguồn Joboutlook.gov.au tại Úc, nghề này ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 7,4% trong 5 năm qua, cao hơn mức trung bình của tất cả các ngành. Kỹ sư điện tử ở đây không chỉ có mức lương hấp dẫn (khoảng 43 triệu đồng/tuần) mà còn được hưởng chế độ làm việc linh hoạt hơn so với các ngành khác.
Hay theo nguồn forbes.com tại Mỹ, kỹ sư điện tử chiếm một vị trí quan trọng trong lực lượng lao động kỹ thuật với con số lên đến 1,6 triệu người. Ở Ấn Độ, nhu cầu về kỹ sư điện tử cũng rất cao do sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành năng lượng.
Với sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nhu cầu về kỹ sư điện tại Việt Nam cũng ngày càng tăng cao, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng và năng lượng. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các sinh viên ngành kỹ thuật điện tử viễn thông.
Xem thêm: kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì?
3. Công việc ngành kỹ thuật điện tử là gì?
Hiện nay, nhiều sinh viên vẫn chưa rõ công việc cụ thể của ngành kỹ thuật điện tử là gì sau khi ra trường. Dưới đây là những vị trí mà các ứng viên trong ngành kỹ thuật điện tử viễn thông có thể ứng tuyển:
- Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện – điện tử
- Tại các đài phát thanh, truyền hình
- Các công ty, xí nghiệp sản xuất sử dụng hệ thống tự động hóa điện – điện tử
- Các công ty điện lực, với các vai trò như vận hành, thiết kế, quản lý hoặc điều phối kỹ thuật
- Các nhà máy sản xuất công nghiệp với mức độ tự động hóa cao, như dây chuyền sản xuất, khu công nghiệp và khu chế xuất
- Các phòng thí nghiệm và cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về quy hoạch mạng điện, thiết bị điện, và quản lý mạng điện trong các cơ sở công nghiệp
- Các nhà máy sản xuất điện tử với công nghệ hiện đại, các khu công nghiệp
- Các cơ quan bưu chính – viễn thông, và các công ty điện tử, tin học tại Việt Nam
Với tiềm năng nghề nghiệp lớn và nhiều cơ hội thăng tiến, hiểu rõ công việc kỹ thuật điện tử là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những cơ hội mà lĩnh vực này mang lại.
Xem thêm: lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
4. Học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ở đâu?
Có thể thấy tiềm năng phát triển của ngành kỹ thuật điện tử vô cùng lớn cùng với thị trường việc làm vô cùng hấp dẫn cho các bạn sinh viên khi ra trường, vì thế ngành kỹ thuật điện tử viễn thông đang là ngành học thu hút nhiều sinh viên quan tâm trong thời gian gần đây.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông linh hoạt và uy tín, chương trình đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn:
- Học online 100%, chủ động hoàn toàn về thời gian, địa điểm học tập – không cần đến trường.
- Thời gian hoàn thành chương trình học từ 2 – 4,5 năm, tùy thuộc vào trình độ đầu vào, khả năng tiếp thu và số tín chỉ đăng ký mỗi kỳ.
- Bằng Kỹ sư được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận, có giá trị tương đương với bằng chính quy. Đủ điều kiện tăng lương và học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ.
Xem thêm: ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào?
5. Kết luận
Tóm lại, “Kỹ thuật điện tử là gì?” đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ai đam mê và theo đuổi ngành học này. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một ngành nghề không ngừng phát triển và đầy thử thách, kỹ thuật điện tử viễn thông chính là lựa chọn lý tưởng để xây dựng sự nghiệp bền vững.
Với chương trình đào tạo hiện đại và những lợi ích nổi bật, PTIT chính là bước đệm vững chắc giúp bạn mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử viễn thông. Liên hệ qua hotline: 0846 77 00 22 hoặc đăng ký ngay dưới đây để được tư vấn chi tiết!
>>>Nguồn tham khảo: duhoctrawise.edu.vn, timviecdientu.com, caodangbachkhoahanoi.edu.vn
>>>Bài viết tham khảo: