Ngành Quản trị kinh doanh (QTKD) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Không chỉ chỉ dạy kiến thức điều hành một công ty mà ngành này còn hỗ trợ hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận tốt. Vậy ngành Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu? Bài viết này của E-Learning PTIT sẽ giúp bạn hiểu rõ các yếu tố quyết định cũng như cách nâng mức lương của ngành này.
1. Các yếu tố quyết định mức lương ngành Quản trị kinh doanh
Tiền lương là một trong những yếu tố quyết định người lao động có muốn làm việc tại doanh nghiệp hay không. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc ngành Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu. Trước hết, cần tìm hiểu mức lương chi trả cho cá nhân làm việc tại doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố nào.
5 yếu tố quyết định mức lương của cá nhân làm việc trong ngành Quản trị kinh doanh gồm có:
- Yếu tố tiên quyết nhất chính là năng lực của bạn xếp hạng trung bình, tốt hay vượt mọi chỉ tiêu trong công việc.
- Mức độ đóng góp của bạn vào hoạt động của doanh nghiệp.
- Dựa vào thị trường lao động hiện tại có cần nhiều lao động tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh hay không.
- Tình hình kinh doanh và khả năng tài chính của công ty cũng là một trong 5 yếu tố góp phần quyết định mức lương ngành Quản trị Kinh doanh.
- Căn cứ vào pháp luật nhà nước hiện hành về tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền tăng ca, phí đóng BHXH, BHYT, phí công đoàn,…
- Mức lương cuối cùng bạn nhận được hàng tháng chính là tổng của các yếu tố trên cộng lại. Hơi khó hiểu phải không? Con số cụ thể sẽ được giải đáp ngay bên dưới.
>> Xem thêm: Con gái có nên học quản trị kinh doanh không?
2. Ngành Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu?
Người lao động trong lĩnh vực kinh doanh có thể đảm nhận nhiều vị trí làm việc như chủ doanh nghiệp, đồng sáng lập công ty, nhân viên quản lý hành chính, Sales, nhân viên bán hàng, nhanh viên tư vấn, nhân viên/chuyên viên marketing,… Vậy người làm trong ngành Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu?
2.1. Mức lương trung bình
Tổng hợp từ nhiều nguồn tin, tổng quan mức lương ngành Quản trị kinh doanh như sau:
- Mức lương thấp nhất: Khoảng 3.394.000 đồng/ tháng
- Mức lương trung bình: Khoảng 8.566.000 đồng/ tháng
- Mức lương cao nhất: Khoảng 80.000.000 đồng/ tháng
Tuy nhiên, mức lương trung bình dao động trong khoảng từ 4 đến 21 triệu đồng/ tháng. Tại những vị trí cấp cao hoặc ở các doanh nghiệp lớn, người có năng lực có thể nhận mức lương cao nhất lên đến 80 triệu đồng/ tháng.
2.2. Mức lương theo kinh nghiệm
Ngành Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu? Có thể phân chia mức lương ngành Quản trị kinh doanh theo kinh nghiệm như sau:
- Dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp: Từ 3 – 4 triệu đồng/ tháng.
- Dành cho người có 1 – 2 năm kinh nghiệm: Từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng.
- Dành cho người có trên 2 năm kinh nghiệm: Từ 8 – 12 triệu đồng/ tháng (hoặc có thể cao hơn 15 triệu đồng/ tháng).
2.3. Mức lương theo vị trí công việc
Với mỗi vị trí, mức lương có sự chênh lệch như sau:
- Nhân viên Marketing: Từ 7 – 10 triệu ở Hà Nội và 8 – 12 triệu ở TP. HCM
- Nhân viên Kinh doanh: Từ 7 – 10 triệu ở Hà Nội và 8 – 14 triệu ở TP. HCM
- Với vị trí từ trưởng phòng trở lên: Từ 12 – 17 triệu/ tháng.
- Vị trí Giám đốc Marketing hoặc Giám đốc Kinh doanh: 15 – 20 triệu/ tháng (có thể cao hơn nếu có năng lực).
- Với những nhân viên có thâm niên từ 7 – 10 năm kinh nghiệm, vị trí cao, năng lực tốt, chịu được áp lực công việc cao thì thu nhập có thể lên đến 80 triệu/ tháng.
>> Xem thêm: review về ngành quản trị kinh doanh
3. Làm sao để nâng cao mức lương ngành Quản trị kinh doanh?
Để nâng cao mức lương ngành Quản trị kinh doanh, bạn cần trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành cùng một số kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp,…
Hoặc có thể nâng cao thu nhập bằng cách học thêm văn bằng THỨ 2 ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xa (EPTIT).
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xa sở hữu nhiều ưu điểm thiết thực cho công việc cũng như nâng cấp bậc lương như:
- Sở hữu tấm bằng đại học giá trị: Sở hữu thêm văn bằng THỨ 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh do học viện PTIT cấp, được Bộ GD&ĐT công nhận có giá trị tương đương bằng chính quy nên dễ dàng hơn trong việc xét, tăng bậc lương sau này.
- Hệ đào tạo “vì người học”: Hệ đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được học theo hình thức online. Mỗi học viên sẽ được cấp một tài khoản vào hệ thống E-learing để tự chọn môn học, chọn lớp học, xếp lịch học, trao đổi bài vở hay làm bài kiểm tra hoàn toàn theo lịch trình của học viên.
- Chất lượng giảng dạy thuộc hàng top: Mỗi giảng viên tại EPTIT đều có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ trở lên sẽ giúp học viên tiếp thu kiến thức ngành Quản trị kinh doanh, phục vụ công việc trong tương lai.
- Mức học phí thấp: EPTIT có mức học phí thấp hơn so với các chương trình đào tạo từ xa hiện nay giúp tiết kiệm chi phí học tập gấp 2-3 lần.
Hiện nay, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh hệ đào tạo từ xa bằng học bạ, thời hạn xét tuyển đến ngày 15/9. Đây là một cơ hội học tập tuyệt vời bạn không thể bỏ lỡ!
>> Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh đào tạo từ xa [Chi tiết-chính xác]
4. Lời kết
Bạn đã rõ ngành Quản trị kinh doanh lương bao nhiêu rồi phải không? Nâng mức lương bằng cách trau dồi thêm kiến thức chuyên ngành, sở hữu tấm bằng đại học giá trị chính là cách lâu bền và vững vàng nhất. Ngoài chuyên ngành Quản trị kinh doanh, học viện PTIT còn tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin và Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cho người học lựa chọn. Đăng ký ngay tại đây để tiến gần hơn tới cơ hội nâng cao thu nhập của bản thân!
Nguồn: glints.com, news.timviec.com.vn, blog.topcv.vn, blog.vnresource.vn
>> Bài viết liên quan: