Nói đến ngành nghề thuộc lĩnh vực IT đang hot nhất hiện nay thì có lẽ ai cũng sẽ trả lời là kỹ thuật phần mềm. Sự phát triển của internet khiến cho con người ngày càng cần tới phần mềm nhiều hơn cho hoạt động giải trí, quản lý và hỗ trợ công việc. Vậy, học ngành kỹ thuật phần mềm làm nghề gì sau khi ra trường?
1. Đôi nét về ngành kỹ thuật phần mềm
1.1 Kỹ thuật phần mềm học gì?
Kỹ thuật phần mềm là ngành tìm hiểu về cách vận hành phần mềm và cách sử dụng ngôn ngữ lập trình. Sau đó áp dụng ngôn ngữ lập trình để phát triển lên các ứng dụng, chương trình, phần mềm. Khi theo học kỹ thuật phần mềm tại các cơ sở đào tạo, sinh viên được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế.
Đầu tiên, sinh viên được học tổng quan về công nghệ thông tin và các ngôn ngữ cơ bản để viết code. Sau đó, sinh viên học chuyên sâu về công nghệ phần mềm như: quy trình phát triển phần mềm, các công cụ hỗ trợ xây dựng ứng dụng, cách vận hành và bảo trì phần mềm,… Và sinh viên có thể lựa chọn theo hướng xây dựng phần mềm hoặc phát triển game – môi trường ảo để học các môn phù hợp.
Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?
1.2 Nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật phần mềm
Kỹ thuật phần mềm là ngành nghề đang rất khát nhân lực bởi số lượng nhân lực không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo thống kê, nhân lực kỹ thuật phần mềm chỉ tăng trưởng ở mức trung bình khoảng 8% mỗi năm. Nhưng các doanh nghiệp lại cần nhiều nhân sự hơn thế và kỹ sư kỹ thuật phần mềm giỏi thì còn hiếm hơn.
Trong số các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin thì nhu cầu tuyển dụng của kỹ thuật phần mềm luôn chiếm 50%. Năm 2021, nước ta cần tới hơn 500000 kỹ sư phần mềm nhưng vẫn còn thiếu hụt hơn 160000 người.
1.3 Mức lương
Ngành kỹ thuật phần mềm được đánh giá là có mức lương khá hấp dẫn so với các ngành nghề khác. Khi mới ra trường và ở vị trí thực tập sinh, bạn có thể đạt được mức lương trung bình từ 8 triệu đồng – 10 triệu đồng. Sau khi làm việc vài năm và lên chức quản lý, lương cũng tăng lên trung bình khoảng 22 triệu đồng – 45 triệu đồng. Mức lương giám đốc kỹ thuật phần mềm trung bình 67 triệu trở lên.
Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?
2. Ngành kỹ thuật phần mềm làm nghề gì sau khi ra trường?
Ngành kỹ thuật phần mềm làm nghề gì sau khi ra trường? Bạn có thể ứng tuyển vào các công ty phát triển phần mềm, phát hành game, hoặc bộ phận kỹ thuật, bộ phận công nghệ thông tin ở nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là những vị trí công việc bạn có thể ứng tuyển:
- Lập trình viên: đây là vị trí công việc thường được các bạn sinh viên mới ra trường lựa chọn. Lập trình viên tham gia trực tiếp vào việc viết chương trình, phần mềm.
- Kỹ sư phần mềm: kỹ sư phần mềm có khả năng tự làm phần mềm từ lúc tiếp nhận thông tin cho đến thiết kế rồi kiểm thử phần mềm. Vì thế, kỹ sư phải có năng lực giỏi và cũng nhận được mức lương cao.
- Nhân viên công nghệ thông tin: đây là những nhân viên kỹ thuật máy tính, làm những công việc liên quan nhiều tới vận hành máy tính.
- Nhân viên kiểm thử phần mềm: nhân viên kiểm thử sẽ kiểm tra và phát hiện ra các lỗi sai khi phần mềm mới được xây dựng.
Ngoài những vị trí công việc trên thì bạn cũng có thể tự thiết kế game, phần mềm. Nếu có năng lực và điều kiện kinh tế tốt, bạn có thể khởi nghiệp và tự tạo ra công ty phần mềm cho riêng mình.
Xem thêm: Các ngành nghề phát triển trong tương lai
3. Nên học ngành kỹ thuật phần mềm ở đâu?
Sau khi đã biết ngành kỹ thuật phần mềm làm nghề gì, vậy nên học ngành nghề này ở đâu? Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đào tạo công nghệ phần mềm. Trong đó, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Trường có đào tạo ngành công nghệ thông tin cả hệ chính quy và đào tạo từ xa cho sinh viên lựa chọn. Sở hữu đội ngũ giảng viên trình độ cao, cơ sở vật chất hiện đại cùng phương pháp đào tạo tốt nên tường được nhiều bạn trẻ tin tưởng theo học.
Khi học kỹ thuật phần mềm tại Học viện, bạn sẽ hiểu rõ về các ngôn ngữ lập trình và cách phát triển phần mềm. Từ đó có khả năng phát triển những chương trình, ứng dụng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập thì sinh viên cũng rèn luyện cho mình các kỹ năng cần thiết để làm việc tốt hơn trong môi trường doanh nghiệp.
Xem thêm: Các khối thi cấp 3 và ngành nghề tương ứng
4. Kết luận
Có thể thấy, kỹ thuật phần mềm là ngành nghề khá thú vị và cũng có nhu cầu nhân lực cao. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết kỹ thuật phần mềm làm nghề gì và có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.
Nguồn: vn.joboko.com, rightpath.edu.vn, tuyensinh.uit.edu.vn, ptit.edu.vn