Từ lâu, mỗi khi nhắc tới “bằng kỹ sư” chắc hẳn mọi người đều cảm nhận được sự trang trọng, danh giá của tấm bằng mà bạn sinh viên ấy sở hữu. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu tên gọi đó được sử dụng cho ngành nào, có đặc thù ra sao không? Nếu đang cùng chung những băn khoăn này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của E-PTIT nhé!
1. Tại sao gọi là bằng kỹ sư?
Kỹ sư là một cụm từ thường được sử dụng để chỉ những người làm việc trong các lĩnh vực có liên quan nhiều đến kỹ thuật như là: Cơ khí, điện tử, hóa học, xây dựng, môi trường, công nghệ thông tin,… Họ vận dụng dụng những kiến thức, kỹ năng mà bản thân đã học và tích lũy được trong suốt một khoảng thời gian nhất định trước đó để thực hiện các công việc phát triển, bảo trì, cải tiến quy trình và tạo ra sản phẩm hữu ích, mang tính đổi mới cho đời sống của con người.
Thông thường kỹ sư là đội ngũ có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề phức tạp tương đối tốt, đồng thời cũng sở hữu một lượng kiến thức về Toán học và Khoa học nói chung ở mức đủ sâu để dễ dàng phục vụ cho nghề nghiệp của mình.
Chính bởi vậy, bằng kỹ sư là một danh từ dùng để miêu tả những người được đào tạo chuyên sâu, bài bản tại các trường đại học trong nhóm ngành Kỹ thuật, có khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ năng, tay nghề đã được rèn luyện chỉn chu, nhuần nhuyễn vào công việc ngoài thực tế.
Để lấy được một tấm bằng kỹ sư như vậy, bất kỳ sinh viên nào cũng cần thể hiện thái độ nghiêm túc, chăm chỉ và nỗ lực trong suốt quá trình theo học tại trường. Nếu có năng lực, chắc chắn bạn sẽ được nhiều đơn vị, doanh nghiệp chào đón và đưa ra mức đãi ngộ tốt sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
>> Xem thêm: Nên học chuyên ngành nào của Công nghệ thông tin?
2. Một số ngành nghề kỹ sư hấp dẫn hiện nay
2.1. Kỹ sư cơ khí
Đây là một trong số ít những lĩnh vực mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vẫn giữ được độ hot cho đến thời điểm hiện tại, bởi chúng có tác động rất lớn tới sự phát triển của cả thế giới và xã hội nói chung. Kỹ sư cơ khí thường đảm nhiệm công việc như là chế tạo, vận hành, phát triển, bảo trì các động cơ, máy móc giúp mọi hoạt động trong đời sống và quá trình sản xuất trở nên tiện lợi, linh hoạt hơn.
2.2. Kỹ sư hóa học
Có thể kỹ sư hóa học không phải là một cái tên quá quen thuộc với nhiều người, thế nhưng trên thực tế đội ngũ lao động của lĩnh vực này đã góp không ít công sức vào nhiều ngành nghề khác nhau hiện nay từ thực phẩm đến công nghiệp nặng.
Do vậy, nếu bạn cảm thấy bản thân mình thực sự đam mê và có năng khiếu với bộ môn Hóa học thì hãy cân nhắc, tìm hiểu thử các cơ sở giáo dục đào tạo bằng kỹ sư hóa học chuyên sâu xem sao nhé!
2.3. Kỹ sư Công nghệ thông tin
Theo quan điểm của nhiều người, sở hữu một tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin trong thời đại kỷ nguyên số như thế này là một nước đi vô cùng khôn ngoan. Ý kiến đó cũng có phần tương đối chính xác, bởi lĩnh vực công nghệ thông tin thường đưa ra những mức lương đãi ngộ khá tốt, nhu cầu tuyển dụng lại tương đối nhiều và đa dạng.
Thế nhưng nếu muốn gắn bó lâu dài trong ngành IT nói chung và kỹ sư phần mềm nói riêng, bản thân bạn phải hết sức nghiêm túc học tập ngay từ thời gian đầu, xác định việc trau dồi kiến thức sẽ là thói quen hàng ngày, hàng giờ.
3. Muốn sở hữu tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin nên học ở đâu?
Chương trình đào tạo từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – ngành Công nghệ thông tin chắc chắn sẽ là một địa chỉ vô cùng tin cậy, đáng để bạn gửi gắm và theo học.
Với lợi thế về kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực thông tin, truyền thông trong suốt nhiều thập kỷ, cộng thêm sự nghiêm túc đầu tư ở mô hình giảng dạy E-learning, chương trình đào tạo đại học từ xa của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – ngành Công nghệ thông tin chắc chắn sẽ là một địa chỉ vô cùng tin cậy, đáng để bạn gửi gắm và theo học.
Khi có cơ hội trải nghiệm mô hình nghiên cứu hiện đại, tân tiến như thế này, ngay lập tức bạn sẽ nhận thấy sự chủ động về kiến thức, thời gian, không gian trong học tập tuyệt vời đến nhường nào. Thậm chí, đào tạo trực tuyến còn cho phép bạn có thể vừa đi học, vừa đi làm một cách thuận lợi và nhẹ nhàng hơn bao giờ hết.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo và nhận tấm bằng kỹ sư IT quý giá ấy, chắc chắn cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của bạn sẽ có thêm nhiều sắc màu tươi sáng hơn. Vì vậy, đừng quên để lại liên hệ ngay để được trao đổi thêm nhiều thông tin chi tiết nhé!
4. Kết luận
Theo số liệu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố, quý 3/2023 Việt Nam có khoảng 18.300 lượt doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân lực, trong đó nhu cầu với nhóm sở hữu trình độ từ đại học trở lên đang gia tăng. Chính bởi thế, hãy cố gắng hết mình giành lấy những tấm bằng kỹ sư, cử nhân danh giá để làm bước đệm vững chãi cho sự nghiệp sau này nhé!
Nguồn: baoyenbai.com.vn, careerlink.vn, topcv.vn
>> Xem thêm: