Hiện nay, ngành công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là nhu cầu nhân sự ngành này cũng tăng vọt, đặc biệt là vị trí lập trình viên hay còn gọi là “Coder”. Để giúp cho những bạn trẻ có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp, hãy cùng Elearning PTIT đi tìm hiểu khái niệm Coder là gì, làm thế nào để theo đuổi công việc này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Khái quát về nghề coder
1.1. Coder là gì?
Để có thể theo đuổi con đường sự nghiệp này thành công, trước hết bạn đọc cần hiểu được khái niệm coder là gì trước đã nhé!
Về định nghĩa, Coder là cách gọi khác, để chỉ những lập trình viên phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Họ là những người chuyên làm các công việc như viết code, xây dựng chương trình phần mềm, ứng dụng hoặc website trên bất cứ nền tảng công nghệ nào.
Để làm việc với vai trò là một lập trình viên, bạn sẽ cần phải có kiến thức về công nghệ thông tin nói chung và những kiến thức chuyên ngành như kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính. Ngoài ra, công nghệ thông tin là một lĩnh vực không ngừng cải tiến và thay đổi. Cho nên, các coder cũng phải liên tục cập nhật thông tin trên thị trường và rèn luyện khả năng tự học để bản thân không bị bỏ sót kiến thức.
1.2. Công việc cần làm của một coder
Vậy là bạn đã hiểu coder là gì? Vậy một coder thì thường làm những công việc gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!
Thông thường, các coder sẽ phải làm nhiệm vụ chính là mã hoá cho phần mềm, ứng dụng hoặc website nào đó để chúng có thể hoạt động và người dùng sử dụng được. Theo cách hiểu đơn giản, thì sẽ là như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, những nhà lập trình viên sẽ phải làm các nhiệm vụ khác nữa, như tìm, phát hiện lỗi (bug), chữa lỗi, cập nhật phần mềm, đánh giá và điều chỉnh phần mềm.
Cụ thể thì những công việc mà một coder cần làm sẽ bao gồm các hoạt động:
- Xây dựng các chương trình, ứng dụng hoặc phần mềm trên các nền tảng.
- Xây dựng và phát triển website.
- Thiết kế giao diện, xây dựng vỏ bọc, kiểm thử phần mềm và chạy phần mềm.
- Xây dựng bản kỹ thuật mô tả các mã hoá để giúp ứng dụng được hoạt động.
- Kiểm tra, đánh giá và bổ sung tính năng mới vào các chương trình cũ để cải thiện hiệu suất làm việc.
>> Xem thêm: Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?
2. Tiềm năng phát triển nghề coder trong tương lai
Để theo đuổi ngành nghề này, việc hiểu rõ khái niệm “coder là gì” chưa hẳn đã đầy đủ. Bạn đọc nên tìm hiểu xem tiềm năng phát triển của công việc này trong tương lai ra sao.
Đối với một bạn trẻ khi vào nghề, sẽ làm việc tại vị trí coder. Sau khi tích lũy kinh nghiệm từ 2 – 3 năm, bạn có thể thăng tiến lên vị trí như quản lý dự án công nghệ. Từ sau 5 – 10 năm, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo, nếu có đủ năng lực và những tố chất phù hợp. Ngoài ra, nghề code cũng không bắt buộc người làm phải làm các công việc văn phòng 8 tiếng mỗi ngày.
Nếu bạn yêu thích không gian mở, cảm giác tự do, bạn hoàn toàn có thể làm freelance coder cho những dự án bên ngoài, sau khi đi làm văn phòng khoảng 1 – 2 năm. Hoặc bạn cũng có thể làm từ xa cho các công ty nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghệ, nếu bạn tìm kiếm được những cơ hội như vậy.
Nhìn chung, dù làm công việc bàn giấy, hay làm tự do, các coder hiện nay đều có một mức thu nhập hấp dẫn mà nhiều người mơ ước.
>> Xem thêm: Sau khi tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin làm gì?
3. Những kỹ năng cần có của 1 coder
Coder là gì? Coder là một công việc thú vị, nhưng nó không chỉ làm việc với mỗi máy tính như nhiều người nghĩ. Trên thực tế, các coder phải làm việc trong các nhóm và trao đổi với nhiều người. Vậy nên, để trở thành một coder giỏi, các bạn trẻ cần trau dồi thêm các kiến thức và kỹ năng khác.
3.1. Kiến thức chuyên môn
Bạn cần phải có các kiến thức về hệ điều hành như iOS, Android, các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, Objective – C, Swift, … Kiến thức về lập trình website, ngôn ngữ HTML, Javascript, CSS, …
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ngành công nghệ thông tin cần học những gì?
3.2. Khả năng ngoại ngữ
Những ứng dụng và phần mềm mà lập trình viên sử dụng đều có cần ngoại ngữ. Vậy nên, các coder cần phải biết ngoại ngữ để hiểu và sử dụng được các phần mềm này. Điển hình như tiếng Anh, tiếng Nhật,…
3.3. Cẩn thận, tỉ mỉ
Khi lập trình, bạn có thể sẽ mắc phải một vài lỗi. Điều này khiến cho phần mềm hoặc ứng dụng không hoạt động và khiến bạn mất nhiều thời gian đi phát hiện lỗi. Vì vậy, bạn nên tập thói quen cẩn thận, tỉ mỉ khi làm việc để tránh mắc lỗi.
3.4. Kỹ năng mềm
Ngoài những kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ, các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian cũng là những kỹ năng quan trọng mà bạn nên trau dồi cho bản thân.
3.5. Sức khỏe, trí nhớ tốt
Có một sức khỏe tốt và trí nhớ lâu cũng là lợi thế giúp cho bạn có thể làm việc hiệu quả, thuộc nằm lòng nhiều kiến thức có ích cho bản thân khi làm việc.
4. Làm coder thì học ngành gì?
4.1. Ngành công nghệ thông tin
Một trong những ngành phù hợp nhất để theo đuổi công việc coder là gì? Đó chính là ngành công nghệ thông tin. Ngành này sẽ dạy bạn những kiến thức tổng quan nhất về công nghệ nhằm giúp bạn biết được các kiến thức và kỹ năng liên quan đến ngành.
Hiện tại, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đang tổ chức Chương trình đào tạo từ xa ngành công nghệ thông tin. Nếu bạn quan tâm, có thể liên hệ với nhà trường để nhận thêm tư vấn về chương trình học.
4.2. Ngành khoa học máy tính
Ngành này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống máy tính, các cấu tạo bộ phận, cũng như chức năng vai trò của máy tính. Ngoài ra, bạn cũng được học các kiến thức liên quan tới thông tin và tính toán, áp dụng nó vào hệ thống máy tính để hiểu được các chương trình máy tính.
4.3. Ngành công nghệ phần mềm
Ngành này sẽ dạy bạn các kiến thức về lập trình và bảo trì phần mềm, phát triển các phần mềm. Đây cũng là ngành cung cấp cho xã hội nhiều lập trình viên nhất hiện nay.
5. Kết luận
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết “Coder là gì? Làm thế nào để theo đuổi công việc Code?”. Hãy để lại liên hệ ngay để nhận được những cập nhật, thông tin mới nhất về ngành Coder nói riêng và ngành Công nghệ thông tin nói chung nhé!
Nguồn: Jobsgo.vn; Aptechvietnam.com.vn; Timviec365.vn; Aptech.fpt.edu.vn