Điện tử viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử. Ở thời đại công nghệ 4.0 điện tử viễn thông là ngành sở hữu cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Vậy học điện tử viễn thông ra làm gì? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chuyên viên tư vấn
Chuyên viên tư vấn là người giải đáp thắc mắc của khách hàng và đưa ra lời khuyên về các giải pháp tốt nhất. Bạn là người luôn theo sát với khách hàng trong toàn bộ quá trình mua sản phẩm, nhưng không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng mà quyết định đó là của khách hàng.
Khi khách hàng lựa chọn tham khảo ý kiến của một công ty hoặc cửa hàng, bạn sẽ giúp khách hàng quyết định nên mua sản phẩm và dịch vụ nào phù hợp nhất với khách hàng. Điều này rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn về việc sản xuất và nên bán những gì, đồng thời giúp khách hàng quyết định có nên mua hàng hay không.
Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
2. Kỹ sư mạng
Kỹ sư mạng là chuyên gia công nghệ có kỹ năng duy trì kết nối dữ liệu, thu âm, các dịch vụ mạng bao gồm mạng không dây. Công việc chính của kỹ sư mạng bao gồm việc chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện toàn bộ máy tính trong các tổ chức và doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của một kỹ sư mạng chính là cung cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo hiệu suất tối đa cho người dùng.
Công việc của một kỹ sư lập trình tại các doanh nghiệp gồm:
- Cài đặt phần mềm, phần cứng và hệ thống mới cho các mạng
- Cài đặt cấu hình, duy trì mạng lưới dịch vụ và các thiết bị
- Hỗ trợ quản lý máy chủ
- Quản lý hệ thống sao lưu và khôi phục giao thức
- Hỗ trợ mạng và cơ sở hạ tầng thông tin
- Phân tích xử lý sự cố máy chủ, máy trạm và hệ thống có liên quan
- Giám sát hiệu suất hệ thống và điều chỉnh cho phù hợp
- Quản lý tài khoản người dùng, điều khoản, chống virus, chống spam, giám sát và bảo mật mạng
Tìm hiểu thêm: Review ngành kỹ thuật điện tử viễn thông
3. Chuyên viên thiết kế truyền dẫn vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông
Công việc của một chuyên viên thiết kế truyền dẫn bao gồm: Thiết kế giải pháp truyền dẫn; Lắp đặt, cấu hình, khai báo thiết bị truyền dẫn; Bảo hành, bảo trì, hỗ trợ kỹ thuật các dự án truyền dẫn; Làm hồ sơ thầu các dự án liên quan đến viễn thông; Các công việc khác theo sự phân công trực tiếp;
Đây là công việc dành cho những bạn nhanh nhẹn, có khả năng làm việc độc lập và chịu được áp lực cao trong công việc; tác phong làm việc năng động, cầu tiến, trung thực, kiên trì, có trách nhiệm với công việc và có sức khỏe tốt, nhiệt tình sáng tạo trong công việc, có khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.
Xem thêm: Học đại học online cho người đi làm
4. Giảng dạy tại các trường Đại học ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông
Để trở thành giảng viên, cá nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, cá nhân muốn trở thành giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên và đồng thời có trình độ ngoại ngữ và tin học đạt chuẩn. Ngoài những tiêu chuẩn về đào tạo, để trở thành giảng viên, cá nhân còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, như nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về các môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo mình được giao đảm nhiệm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông nếu bạn là người có năng lực tốt.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào?
5. Một số trường đào tạo ngành điện tử viễn thông chất lượng
- Trường ĐH Bách khoa (Đại Học Quốc gia TP.HCM)
- Trường ĐH Khoa học tự nhiên (Đại Học Quốc gia TP.HCM)
- Trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông
- Trường ĐH Công nghệ (Đại Học Quốc gia Hà Nội)
- Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)
Trên đây là một số trường có đào tạo kỹ thuật điện tử viễn thông mà bạn có thể tìm hiểu. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về ngành đào tạo này, bạn có thể tìm hiểu về Chương trình đào tạo từ xa ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đây là một trong những địa chỉ uy tín để bạn tin tưởng theo học.
Đây là một tổ chức Nghiên cứu – Giáo dục đào tạo về Nghiên cứu và đào tạo Đại học, sau Đại học với thế mạnh trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, xếp hạng thứ 17 các đại học hàng đầu Việt Nam. Học viện là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo từ xa ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông, hãy đăng ký để nhận tư vấn miễn phí chi tiết.
Xem thêm: Tổng quan hệ từ xa Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông