Kỹ sư điện tử viễn thông làm gì? Cơ hội việc làm của các kỹ sư tương lai

Điện tử viễn thông là một trong những ngành có tiềm năng phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Là ngành khá rộng lớn và chia thành rất nhiều lĩnh vực phong phú nên dễ khiến bạn hoang mang khi mới tìm hiểu ngành này. Trong đó, kỹ sư điện tử viễn thông làm gì sau này là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm nhất khi tìm hiểu về ngành học này. Cùng TNUT tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Kỹ sư điện tử viễn thông là gì?

Trước khi tìm hiểu kỹ sư điện tử viễn thông làm gì, hãy cùng tìm hiểu rõ khái niệm kỹ sư điện thông trước nhé!

Kỹ sư điện tử viễn thông (Electrical Telecommunications Engineer) là những người thực hiện các công việc quản lý, sử dụng và điều khiển các thiết bị điện tử như: TV, máy tính, điện thoại, hệ thống vệ tinh, ăng ten truyền tín hiệu, hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển,… Các công việc của kỹ sư nhằm phục vụ nhu cầu tìm kiếm và truyền tải thông tin của con người.

>> Xem thêm: Tìm hiểu ngành kỹ thuật điện tử viễn thông bưu chính viễn thông

2. Kỹ sư điện tử viễn thông làm gì?

ky su dien tu vien thong lam gi

Công việc của kỹ sư điện tử viễn thông làm gì? Đây Là ngành khá rộng lớn và chia thành rất nhiều lĩnh vực phong phú nên từ đó tạo ra rất nhiều công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là các công việc của các kỹ sư điện tử viễn thông có thể làm sau này:

  • Thiết kế các giải pháp khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo: Đây là công việc nhận dạng hình ảnh cho các ứng dụng ngôi nhà, thành phố, y tế thông minh, biến đổi chữ viết ra âm thanh hay từ âm thanh thành chữ viết.
  • Thiết kế, kiểm tra và phân tích phần cứng máy tính trong thiết bị điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp, hàng không, giao thông, thiết bị y tế, quân sự, thiết bị viễn thông (4G, 5G, vệ tinh, GPS, chuyển mạch trong mạng lõi viễn thông)
  • Thiết kế mạch điện tử cho các thiết bị điện tử dân dụng, quân sự, công nghiệp và y tế
  • Thiết kế vi mạch điện tử
  • Lập trình, gỡ lỗi phần mềm cho thiết bị phần cứng, thiết bị viễn thông
  • Giám sát viên quá trình sản xuất phần cứng, mạng viễn thông, hệ thống dẫn đường hàng không, hệ thống thiết bị y tế
  • Thiết kế các giải pháp truyền thông đa phương tiện
  • Thiết kế các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng Internet: sử dụng kỹ thuật điện toán biên, điện toán đám mây

>> Xem thêm: Lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là bao nhiêu?

3. Cơ hội việc làm của các kỹ sư điện tử viễn thông tương lai

ky su dien tu vien thong lam gi

Lĩnh vực điện tử viễn thông đã và đang phát triển nhanh chóng. Từ đó sản sinh ra nhiều nghề nghiệp mới mà có thể chính bạn là một trong những người tiên phong đảm nhận.

Không chỉ các công ty trong lĩnh vực điện tử viễn thông như Viettel, VNPT, FPT mà các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác như điện lực, ngân hàng, giao thông, quốc phòng – an ninh… vẫn cần sử dụng hạ tầng mạng viễn thông và máy tính. Có nghĩa là bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn để phát triển sự nghiệp tương lai của mình.

Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện tử viễn thông bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, sản xuất thiết bị Điện tử – Viễn Thông, những công ty sản xuất vi mạch
  • Kỹ sư vô tuyến về vận hành mạng, các mạng di động 2G/ 3G/ 4G/ 5G và cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của tính năng mạng vô tuyến
  • Kỹ sư viễn thông chuyên đảm nhiệm nghiên cứu và phát triển mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh
  • Kỹ sư truyền dẫn việc vận hành, khai thác, giám sát lắp đặt mạng truyền dẫn
  • Kỹ sư thiết kế, viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô
  • Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, bưu chính viễn thông, bưu điện nếu bạn có kỹ năng nghề nghiệp cao

>> Xem thêm: Kỹ thuật Điện tử Viễn thông điểm chuẩn bao nhiêu?

4. Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông nên học trường nào?

ky su dien tu vien thong lam gi

Vậy học ngành gì để có thể trở thành kỹ sư điện tử viễn thông làm gì? Câu trả lời là học ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông.

Tại phía Bắc, những trường có ngành kỹ thuật điện tử viễn thông bao gồm:

Tại phía Nam, những trường có ngành kỹ thuật điện tử viễn thông bao gồm:

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở miền Nam
  • Đại học Bách Khoa cơ sở miền Nam

Trên đây là những gợi ý các trường đại học đào tạo ngành kỹ thuật điện tử viễn thông mà bạn có thể tham khảo.

Nếu bạn đang đi làm không có thời gian học tập trực tiếp hoặc đang học đại học nhưng có nhu cầu muốn học thêm ngành đào tạo này, bạn có thể tìm hiểu về Chương trình đào tạo từ xa ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đây là một chương trình đào tạo từ xa uy tín và chất lượng do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông triển khai và đào tạo.

5. Kết luận

Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc: “Kỹ sư điện tử viễn thông làm gì?” và cơ hội việc làm của các kỹ sư tương lai đối với học viên ngành đào tạo này. Mong rằng thông qua bài viết trên của PTIT, bạn sẽ tìm được cho mình một địa chỉ đào tạo phù hợp cho bản thân mình. Để lại liên hệ để nhận được những thông báo mới nhất về ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông nhé!

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

Tất tần tật thông tin liên quan đến thiết bị IoT là gì?

IoT là xu hướng công nghệ bùng nổ trong những năm trở lại đây, được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều sự cải tiến...

Ngành iot là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Ngành IoT đang phát triển mạnh mẽ, kết nối các thiết bị thông minh để thu thập và trao đổi dữ liệu trong nhiều...

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!