Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh bao nhiêu?

Ngành quản trị kinh doanh đang là một trong những ngành hot được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Vậy cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành. Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh dao động khoảng bao nhiêu? Hãy cùng PTIT đi vào tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu sơ bộ về ngành quản trị kinh doanh

muc luong trung binh nganh quan tri kinh doanh
Quản trị kinh doanh là tập hợp các hành vi quản trị, thực hiện kế hoạch nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn

Quản trị kinh doanh là tập hợp các hành vi quản trị, thực hiện kế hoạch nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn.

Thông qua những quyết định của nhà quản trị, các hoạt động bao gồm duy trì, phát triển, tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh đều được thực hiện.

Để có thể thành công trong ngành này, bạn cần nắm vững các kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu của các ngành cụ thể và cả các ngành kinh tế, xã hội như: kinh tế tài chính, quản trị nguồn nhân lực, tiếp thị, quản lý hệ thống thông tin,…

Ngoài ra, những kiến thức về ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng cũng cực kỳ quan trọng để giúp bạn chinh phục đỉnh cao sự nghiệp.

>> Xem thêm: TOP 7 trường đào tạo Quản trị kinh doanh ở Hà Nội tốt nhất

2. Cơ hội việc của ngành quản trị kinh doanh

muc luong trung binh nganh quan tri kinh doanh
Quản trị kinh doanh còn dành cho những người mong muốn làm việc ở các cấp bậc quản lý như: trưởng phòng, trưởng nhóm

Mọi người thường có hiểu nhầm rằng, ngành quản trị kinh doanh chỉ dành cho các nhà quản trị bậc cao, các CEO. Nhưng thực ra, kiến thức của ngành này còn áp dụng cho các vị trí khác như: giám đốc tài chính (CFO), giám đốc Marketing (CMO), kế toán trưởng, quản trị nguồn nhân lực,…

Bên cạnh các vị trí trên, quản trị kinh doanh còn dành cho những người mong muốn làm việc ở các cấp bậc quản lý như: trưởng phòng, trưởng nhóm.

Ngoài những vị trí cấp cao, đây là các công việc phù hợp dành cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp:

  • Chuyên viên phụ trách tại các bộ phận kinh doanh như: phòng hành chính nhân sự, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng chăm sóc khách hàng hoặc phòng marketing.
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường thông qua tìm kiếm đối tác kinh doanh.
  • Tham gia vào quá trình giảng dạy chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng.

>> Xem thêm: Review về ngành Quản trị kinh doanh – Giải đáp mọi thắc mắc

3. Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh dao động khoảng bao nhiêu?

Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài ra, ngành này còn bao gồm nhiều vị trí khác nhau nên mức thu nhập của mỗi công việc cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh thường sẽ dao động từ 4.000.000 – 21.000.000 đồng/ 1 tháng. Mức lương này chủ yếu sẽ dựa vào các yếu tố sau:

3.1. Dựa vào kinh nghiệm làm việc

Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm, làm cho nhiều công ty, tập đoàn lớn, mức lương của họ sẽ khá cao, con số này có thể lên đến 15.000.000 – 20.000.000 đồng/ tháng.

Mức lương cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp thường dao động khoảng 3.000.000 – 4.000.000 đồng/ tháng.
Đối với những người đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm mức lương sẽ dao động từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng/ tháng. Còn đối với người có trên 2 năm kinh nghiệm mức thu nhập sẽ từ 7.000.000 đồng – 10.000.000 đồng/ tháng.

muc luong trung binh nganh quan tri kinh doanh
Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau

3.2. Dựa vào vị trí công việc

Mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh còn phụ thuộc vào vị trí công việc của từng cá nhân. Người đảm nhiệm chức vụ càng cao trong tổ chức sẽ có mức lương càng hấp dẫn. Đối với các vị trí nhỏ hơn thì mức thu nhập sẽ thường thấp hơn tùy vào từng cấp bậc.

Dưới đây là mức lương trung bình của ngành này theo từng vị trí khác nhau bao gồm:

  • Giám đốc (CEO): thường sẽ có mức lương trung bình rơi vào khoảng 20.000.000 đồng/ tháng. Mức lương của giám đốc cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp vào từng tháng.
  • Các trưởng phòng: mức thu nhập trung bình của các trưởng phòng sẽ dao động từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng/ tháng.
  • Chuyên viên: đối với các chuyên viên mức lương sẽ dao động từ 8.000.000 – 15.000.000 đồng/ tháng.
  • Nhân viên kinh doanh: nhân viên kinh doanh sẽ có mức thu nhập trung bình dao động từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng/ tháng, con số này có thể cao hơn nếu hoạt động bán hàng tốt.
  • Nhân viên thử việc: Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, trong quá trình thử việc mức lương trung bình sẽ từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/ tháng.

>> Xem thêm: Định hướng: Con gái có nên học quản trị kinh doanh không?

4. Các cách nâng cao mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh

muc luong trung binh nganh quan tri kinh doanh
Để có thể nâng cao mức lương của mình, bạn cần phải liên tục học hỏi, trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn

Để có thể nâng cao mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh, bạn cần phải liên tục học hỏi, trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn để giúp hỗ trợ hoàn thành công việc tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải rèn luyện, nâng cao các kỹ năng mềm để có thể nâng cao thu nhập:

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Đây là kỹ năng không chỉ cần thiết đối với ngành quản trị kinh doanh mà nó còn áp dụng được cho rất nhiều ngành khác. Kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp quá trình làm việc trở nên suôn sẻ hơn.
  • Kỹ năng tư duy: Kỹ năng này là kỹ năng rất cần thiết, dùng cho tất cả các ngành không riêng gì ngành quản trị kinh doanh. Xử lý và phân tích thông tin nhanh chóng là yếu tố cần thiết cho người làm ngành này. Sẽ có rất nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra xuyên suốt các dự án. Do vậy, bạn cần có một đầu óc nhạy bén và tư duy tốt để xử lý các tình huống, đưa ra các giải pháp tối ưu cho công ty.
  • Kỹ năng quản lý: Kỹ năng này giúp bạn thực hiện các công việc cụ thể của doanh nghiệp theo các kế hoạch đã được hoạch định rõ ràng và vận hành doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Bên cạnh việc học hỏi liên tục, rèn luyện các kỹ năng mềm, bạn còn phải có một thái độ làm việc tốt để có được mức lương cao hơn. Thái độ làm việc sẽ được thể hiện thông qua việc hoàn thành các công việc, chăm chỉ làm việc, có một tinh thần cầu tiến với công việc và một tinh thần kỷ luật cao.

>> Xem thêm: Giải đáp tuyển sinh: Ngành quản trị kinh doanh thi khối nào?

5. Học ngành quản trị kinh doanh hệ từ xa có tốt không?

muc luong trung binh nganh quan tri kinh doanh
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông là một trong những trường đã áp dụng hệ đào từ xa vào việc giảng dạy ngành quản trị kinh doanh.

Đào tạo hệ từ xa không phải là một hình thức giáo dục mới mà đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, nhiều trường đại học tại Việt Nam mới đang dần đưa hình thức đào tạo này vào việc giảng dạy. Do đó, học viên luôn có sự băn khoăn và lo ngại về hình thức này.

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông là một trong những trường đã áp dụng hệ đào tạo từ xa vào việc giảng dạy nhiều ngành học khác nhau, trong đó có ngành quản trị kinh doanh.

Thay vì phải trực tiếp đến lớp để nghe giảng, giờ đây học viên chỉ cần có một chiếc smartphone, tablet hoặc một chiếc laptop là đã có thể học ở bất cứ đâu. Bài giảng luôn được thiết kế một cách tỉ mỉ, khoa học, sẽ giúp học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Quan trọng hơn nữa, học đại học hệ từ xa sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí và chủ động sắp xếp thời gian học tập phù hợp. Vì vậy, hình thức đào tạo này sẽ rất phù hợp cho những người đã đi làm muốn học thêm nâng cao kiến thức, những người đang muốn học song song nhiều chuyên môn cùng một lúc,…

>> Xem thêm: Tìm hiểu: Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì?

6. Kết luận

Cảm ơn các bạn đã cùng PTIT tìm hiểu về chủ đề “ Giới thiệu sơ bộ về ngành quản trị kinh doanh. Cơ hội việc làm và mức lương trung bình ngành quản trị kinh doanh”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được giải đáp thì đừng ngần ngại để lại liên hệ, PTIT sẽ giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí cho bạn nhanh nhất!

Tài liệu tham khảo: glints.com, blog.topcv.vn, dhthainguyen.edu.vn

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan

IoT được định nghĩa là gì? Cách thức IoT hoạt động như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, Internet of Things (IoT) đã trở thành một cụm từ quen thuộc. Từ các thiết bị gia dụng...

IoT là gì? Tương lai và thách thức trong năm 2025

Trong vòng vài năm trở lại đây, Internet vạn vật (IoT) đã trở thành một từ khóa hot trên các phương tiện truyền thông....

Hệ thống IoT là gì? Những đặc trưng của hệ thống IoT mà bạn nên biết

Trong kỷ nguyên số, Internet of Things (IoT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Để bắt kịp xu hướng và nắm bắt...

IoT viết tắt của từ gì, có ý nghĩa như nào với doanh nghiệp

IoT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao...
ĐĂNG KÝ NGAY

Nhận thông báo khi có tin tức mới!